xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đông tay thì vỗ nên kêu

Bài và ảnh: Thanh Tuấn

Với chiều dài 102 km bờ biển, Thanh Hóa là một trong những địa phương có vùng biển rộng, dài nhất nước với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, đặc biệt là trong khai thác, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.

Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường đại dương, bờ biển ở đây cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của nhiều người, nhiều cơ quan, tổ chức. Và sự chung tay này đang dần phát huy hiệu quả.

Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa có thời điểm bờ biển ngập trong rác. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, chính quyền địa phương đưa ra nhiều giải pháp xử lý, bà con nâng cao ý thức nên bờ biển đã không còn ô nhiễm như trước.

Đông tay thì vỗ nên kêu- Ảnh 1.

Một nhóm tình nguyện tham gia nhặt rác ở Sầm Sơn

Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, cho biết với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, ý thức chung tay bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên, không còn tình trạng xả rác bừa bãi ra môi trường. Tuy nhiên, theo ông Quang, tình trạng rác thải dạt vào bờ biển vẫn chưa xử lý triệt để, vì bờ biển Ngư Lộc là vùng lòng chảo, mỗi khi triều cường gặp gió nồm hay những lúc mưa bão, lượng rác trôi vào bờ rất lớn.

Thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) mỗi năm đón hàng triệu khách du lịch về nghỉ ngơi tắm biển, lượng rác thải phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ tại đây cực kỳ lớn, đặc biệt là vào những tháng cao điểm mùa hè. Vì thế, dù có cả công ty thu gom rác nhưng ở một số nơi, rác thải vẫn được xả bừa bãi, gây mất mỹ quan, đặc biệt là khu vực núi Trường Lệ, cồn Cổ Giải.

Nhằm giúp bãi biển luôn xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường, công tác xử lý rác thải, bảo vệ môi trường luôn được chính quyền TP Sầm Sơn đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều hành động, giải pháp quyết liệt được thực hiện để từng bước xây dựng Sầm Sơn thành điểm đến thân thiện với môi trường.

"Không chỉ xử lý rác ngay tại chỗ, chúng tôi cũng tuyên truyền người dân khi ra khơi đánh bắt hải sản không xả thải rác xuống biển, đặc biệt là rác thải nhựa và đề nghị người dân thu gom mang về đất liền. Còn các nhà hàng, khách sạn, chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng các đồ dùng có thể tái sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường" - ông Trần Học Đính, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Sầm Sơn, cho hay.

Việc giữ gìn vệ sinh môi trường biển tại Sầm Sơn không chỉ là có chính quyền địa phương, mà tại thành phố biển này có rất nhiều các chương trình làm sạch biển; các tổ chức thiện nguyện có cùng tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường thường xuyên tổ chức các buổi dọn rác, làm sạch biển.

"Nhờ có rất nhiều nhóm thanh niên tại TP Sầm Sơn và ở TP Thanh Hóa, thường xuyên tổ chức các buổi dọn rác ở những khu vực này, góp phần làm cho Sầm Sơn ngày một sạch đẹp hơn" - ông Đính tán dương.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo