xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cây đa di sản ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng

Nguyễn Tuấn

(NLĐO) - Được UBND TP Đà Nẵng phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ chức vinh danh là cây di sản tại bán đảo Sơn Trà vào ngày 8-6, cây đa cổ thụ (tên khoa học là Ficus Bengalensis) có tuổi thọ ước tính vào khoảng 800 năm.

Với chu vi thân chính khoảng 10 m và 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 15 m, toàn bộ cây cao 22 m, tổng chu vi bao quanh tán cây và bộ rễ khoảng 85 m, cây đa này được đánh giá là một trong những cây cổ thụ lớn nhất tại Đà Nẵng và cũng là một trong những cây đa cổ thụ bậc nhất Việt Nam.

Toàn cảnh cây di sản

Toàn cảnh cây di sản

Đây là cây cổ thụ đầu tiên ở Đà Nẵng được công nhận là Cây di sản nên nó có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao giá trị của khu bảo tồn thiên nhiên trên bán đảo Sơn Trà. Nơi được ví như viên ngọc quý, là "lá phổi xanh" của thành phố Đà Nẵng với diện tích trên 4.000 ha, có sự đa dạng sinh học cao.

Tác giả đứng trước Cây đa di sản
Tác giả đứng trước Cây đa di sản

Không chỉ có giá trị về mặt bảo tồn thiên nhiên, cây đa Sơn Trà còn cung cấp nguồn thức ăn cho quần thể voọc chà vá chân nâu, một loài linh trưởng đặc hữu Đông Dương tại Sơn Trà được phát hiện đầu tiên vào năm 1771. Hiện tại, nó đang trở thành điểm tham quan thu hút nhiều du khách khi đến thăm khu rừng già Sơn Trà, nhất là các tour du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái.

Tại đây chỉ có 2 nhân viên bảo vệ, vài tài xế xe ôm, 1 quầy bán nước giải khát và không có nhà vệ sinh
Tại đây chỉ có 2 nhân viên bảo vệ, vài tài xế xe ôm, 1 quầy bán nước giải khát và không có nhà vệ sinh

Để đi đến địa điểm cây di sản, bạn sẽ đi ngang qua chùa Linh Ứng bãi Bụt, theo tuyến đường ngang qua khu du lịch sinh thái Bãi Rạng, tiếp tục đi vào sâu bên trong khoảng 10 cây số mà phần lớn là đường dốc. Tuy nhiên, vì phần lớn là đường bê tông nên xe 16 chỗ có thể vào đến tận nơi dễ dàng.

Vấn đề đặt ra là từ khi được công nhận là cây di sản thì cây đa cổ thụ này đang phải đối mặt với dòng người tăng lên đột biến. Thứ nhất là người dân sinh sống tại Đà Nẵng, thứ hai là dòng người hành hương khi đến chùa Linh Ứng thể nào cũng phải tìm đến để xem cây di sản, thứ ba là du khách quốc tế đến Đà Nẵng… Rừng không còn yên tĩnh nên ít người thấy voọc xuất hiện. Và nguy hiểm nhất là cách ứng xử của những người đến tham quan. Họ trèo lên cây, ngồi lên các rễ cây, ăn uống và xả rác ngay tại gốc cây, đi vòng quanh hoặc leo lên cây để chụp hình và thậm chí là khắc chữ  lên cây. Nhân viên bảo vệ thường trực tại đây chỉ có 2 người, họ cũng chỉ nhắc nhở du khách cho có lệ và khi thấy không có tác dụng thì họ cũng… mặc kệ.

Những dòng chữ khắc vào thân cây

Những dòng chữ khắc vào thân cây

Theo tôi, cần thiết kế những hành lang bằng gỗ bao quanh để du khách có thể ngắm nhìn, chụp hình nhưng không thể đụng chạm vào cây di sản. Chính quyền Đà Nẵng cần nhanh chóng vào cuộc, nếu không thì với số lượng ước tính vài trăm người tìm đến mỗi ngày, chỉ trong vài năm nữa, e rằng cây di sản sẽ trở thành… di sản.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo