xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chậm lại ở Nepal

Bài và ảnh: Minh Quyên

Người ta đến Nepal để trekking, leo núi, hành hương còn tôi đến để thấy đời chậm lại

Thủ đô Kathmandu của Nepal đón tôi bằng những con đường đông nghẹt người và xe. Những con đường nhỏ bé ở đây dường như không đủ chỗ cho xe cộ và người qua lại. Đi được một đoạn lại kẹt xe.

Sống chậm...

Nhưng hình như việc kẹt xe với mọi người ở đây đã trở thành chuyện thường ngày, họ dừng lại, từ tốn chờ. Không có tiếng còi thúc giục, không có cảnh chen lấn, luồn lách nên cứ vài phút sau đường lại thông thoáng.

Chậm lại ở Nepal - Ảnh 1.

Em bé nô đùa với bồ câu trong nắng sớm ở thủ đô Kathmandu

Quan sát kỹ sẽ thấy nguyên nhân kẹt xe thường do họ nhường nhau. Khi có xe bật tín hiệu xin đường, lập tức các xe khác đồng loạt giảm ga. Cũng như vậy, chỉ cần có người đi bộ giơ tay xin qua đường thì lập tức xe cộ dừng lại nhường đường khiến dòng xe ùn lại trong vài phút. Bò - loài vật linh thiêng ở đây - thi thoảng lại ra nằm giữa đường và từng chiếc xe vẫn chậm rãi lách qua một cách bình thản. Đường sá ở thủ đô khá tệ, đầy "ổ gà", "ổ vịt", bụi mù mịt. Dẫu vậy, tính cách hiền hòa, từ tốn của người dân khiến người ta dễ dàng bỏ qua những phiền phức.

Chậm lại ở Nepal - Ảnh 2.

Thanh bình những sớm mùa đông

Sang Kathmandu lần này, tôi tá túc ở nhà một người bạn. Những ngôi nhà khu tôi ở hầu như đều có ban công rộng. Với cái lạnh dưới 10 độ C vào mùa đông, mỗi sáng ở những ban công ngập nắng sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh những chú chim bồ sâu đang rỉa cánh, mấy cụ già tỉ mẩn phơi hạt, vài phụ nữ tắm nắng cho con và lũ trẻ má ửng hồng gọi nhau í ới. Ban công ngày mới có cái gì đó khiến lòng hứng khởi nhưng cũng yên bình làm sao.

... nhưng ăn không chậm

Một ngày ở Nepal tưởng như dài thêm ra bởi người ta không mất quá nhiều thì giờ cho việc tắm giặt, nấu nướng. Nếu như bữa sáng đơn giản chỉ là một khoanh bánh mì với ly trà sữa thì buổi trưa sẽ là món cơm ăn với thịt hầm rau củ.

Người ta nấu ăn không quá cầu kỳ. Hôm nay là món gà hầm khoai tây, ngày mai có thể là rau củ hầm đậu... Bữa ăn chỉ có cơm ăn cùng món hầm với nước sền sệt ấy. Thỉnh thoảng sẽ có thêm canh làm từ hạt dal - một loại đậu có màu cam.

Cũng như Ấn Độ, người Nepal dùng tay để ăn và thao tác hết sức điệu nghệ. Khi trộn những hạt cơm rời rạc (chứ không dính kết như cơm ở Việt Nam) với nước hầm sền sệt, tôi không cách nào đưa được từng vốc cơm vào miệng mà không làm vương vãi khắp nơi. Vậy mà người ta vốc cơm vào miệng rất nhanh, thuần thục và gọn gàng. Từ người lớn đến trẻ em, những ngón tay cứ thoăn thoắt trộn, xoắn, vốc lên, đưa vào miệng, không hạt nào rơi vãi. Người ta ăn chậm rãi nhưng cách ăn bằng tay khiến đĩa thức ăn đầy ắp chẳng mấy lúc mà vơi.

Thói quen ăn bằng tay mang ý nghĩa sâu xa và là niềm tin thiêng liêng của người Nepal. Người ta luôn dùng tay phải để ăn nên nó lúc nào cũng được giữ sạch sẽ. Người bạn của tôi giải thích rằng trên bàn tay ngự trị 5 yếu tố (ngũ hành), người ta tin rằng ăn bằng tay mới có thể cảm nhận được vị ngon của món ăn một cách thuần chất, đầy đủ nhất. Bữa ăn cũng là lúc để cả gia đình cảm tạ thần linh đã cho họ cuộc sống đủ đầy nên lúc ăn, ai ai cũng ăn với vẻ mặt vui tươi, hào hứng.

Dẫu đất nước này còn nghèo, đường sá chưa phát triển, cuộc sống người dân còn khó khăn nhưng cách sống của họ dễ khiến người đến khó lòng rời đi, bởi tìm đâu được một nơi chốn bình yên như thế! 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo