Lời ca và những điệu múa: những chàng trai cô gái Tây Nguyên, tình yêu trên nương, nhịp sống cao nguyên, rồi lên rẫy hái rau, em đi lấy chồng... từ những căn nhà sàn, những ngôi nhà rông do chính những người Churu, Êđê, Ba Na, Mạ Chơro, K'ho, Lạch, S’tiêng... như những lời mời chào tha thiết, nồng hậu kéo du khách đến tìm hiểu những nét văn hoá các dân tộc.
Đến với khu sinh thái Củ Chi du khách sẽ được chứng kiến những người dân tộc thực sự, nghĩa là những con người bằng da bằng thịt biết được những phong tục tập quán của người ta như thế nào, được thưởng thức những cái văn hoá nghệ thuật những nếp sống thực của người ta tác động rất mạnh.
Đến đây bạn không chỉ được chiêm ngưỡng nét độc đáo của từng kiểu nhà, cùng với những tín ngưỡng khác nhau của từng dân tộc, mà còn được tận mắt quan sát những vật dụng trong sinh hoạt và sản xuất của họ: Cách nấu cơm lam trong ống tre , ăn với thịt nướng của người Churu; cách nấu rượu cần của người Mạ; dệt Thổ Cẩm của các cô gái trên cao nguyên đầy nắng, đầy gió... Kỹ thuật làm gốm của phụ nữ người Chơro…
Được thư giãn trong một không gian yên tĩnh, thơ mộc, giàu bản sắc; được tìm hiểu tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, những nét văn hoá đẹp của các dân tộc thiểu số Việt Nam đó là mục tiêu mà những người làm công tác du lịch ở đây muốn hướng tới.
Khu sinh thái văn hoá Củ Chi mở ra một khu du lịch với các đồng bào dân tộc thiểu số và những nét văn hoá, những bản sắc văn hóa của họ để có thể giới thiệu với khách tham quan mà khách du lịch không phải mất thời gian rất nhiều.
Đưa các chủ thể văn hoá của các dân tộc thiểu số cùng hội tụ về đây. Thông qua đây giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về tính đa dạng và thống nhất của văn hoá Việt Nam là một việc làm đáng trân trọng. Hiện nay, trên phạm vi của cả nước vẫn còn rất ít địa phương làm du lịch theo hình thức này.
Bình luận (0)