xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lời cảnh báo khủng khiếp

Phạm Hồ

(NLĐO) - 23 người chết, hàng trăm người bị thương... là lời cảnh báo tang thương nhất về việc sản xuất và lưu hành pháo, cho dù là pháo hoa hay pháo không nổ


Không ai có thể lường trước được bất cứ điều gì đối với chất dễ cháy, chất nổ. Một nhà máy sản xuất pháo hoa chuyên nghiệp và duy nhất tại Việt Nam nhưng để xảy ra tai họa khủng khiếp như trên thì thật khó chấp nhận. Bất cứ ai tàng trữ, sản xuất liên quan đến chất nổ đều hiểu rằng tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vấn đề là công tác bảo đảm an toàn được chuẩn bị đến đâu để tuyệt đối không xảy ra tai họa. 
   
Không thể hời hợt
Nguyên nhân ban đầu được các cơ quan chức năng đưa ra là có thể do mưa dột, thuốc nổ phân hủy gây cháy và sau đó gây nổ dây chuyền đã làm rất nhiều bạn đọc ngạc nhiên. Bởi một đơn vị sản xuất từ những nguyên liệu nguy hiểm như thế mà công tác lưu kho, bảo vệ quá hời hợt.
 
Bạn đọc Người Hà Nội, nhận xét: “Kho chứa hóa chất gây nổ mà để "có thể dột và hắt nước mưa..." thì phải xem lại trách nhiệm của lãnh đạo xí nghiệp. Vụ nổ hóa chất gây nổ tại nhà ông nghệ sĩ làm phim ở TP HCM trước đây chưa đủ cảnh báo hay sao ? Đợi khi thảm cảnh tiếp tục xảy ra mới: "đề nghị rà soát lại mức độ an toàn" thì còn gì nữa để mà rà soát”.
img
Cảnh hoang tàn sau vụ nổ tại Xí nghiệp Z1231. Ảnh: THẾ KHA

Nhìn thẳng vào vấn đề, bạn đọc Nguyễn Việt Trung, cho biết: Nguyên nhân ban đầu được đưa ra là do pháo hoa tự cháy? Một nhà máy duy nhất sản xuất pháo hoa cho cả nước mà quy trình lưu kho sản phẩm có vẻ như không chuyên nghiệp và khoa học. Để đến khi cháy nổ xong, lãnh đạo ở đây nói vanh vách nguyên nhân nhưng lại không có biện pháp dự báo, dự phòng trước khi cháy nổ. Những nguyên nhân trên nếu được dự báo trước vài ngày thì đâu có thảm cảnh xảy ra. Sản xuất liên quan đến chất nổ thì vấn đề sống còn là bảo quản phòng chống cháy nổ, nhưng hời hợt như thế này thì chẳng trách xảy ra tai họa.
 
Nhiều bạn đọc cho rằng giữa thời bình mà lại để xảy ra cháy nổ pháo, làm chết và bị thương nhiều người như vậy mà nghe những người có trách nhiệm vẫn bình thản trả lời và giải thích nguyên nhân một cách nhẹ nhàng như công thức biết trước từ lâu vậy? Còn đổ cho nguyên nhân "khách quan" là thiên nhiên, thời tiết thì không biết trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Dư luận rất cần sự trung thực nhận lỗi và sự thành khẩn sửa chữa của những người có trách nhiệm trong việc này.

Tai họa được báo trước

Trên thế giới đã có nhiều vụ nổ pháo hoa kinh hoàng. Bạn đọc Kiến Hòa dẫn chứng: chỉ cần vào Youtube gõ "Seest katastofens beredskab" (ứng phó thảm họa tại Seest) thì sẽ thấy ngay vụ nổ kho pháo hoa hồi tháng 11 năm 2004 tại Đan Mạch. Tai họa này xảy ra tại một kho chứa 800 tấn pháo hoa nhập khẩu (tương ứng với 300 tấn thuốc pháo). Có 3 vụ nổ lớn trong tai họa này gây chấn động tới 2,2 độ Richter. Nguyên nhân của tai họa này là trong lúc bốc dỡ hàng từ container vào kho, công nhân làm rơi một thùng pháo rồi lửa cháy vào container này. 350 lính cứu hỏa phải chữa cháy 3 ngày mới dập tắt được ngọn lửa. Tai họa này gây thiệt hại gần 3.000 tỉ đồng. Tuy vậy tai họa tại Seest chưa kinh khủng bằng vụ cháy nổ pháo hoa tại Hà Lan năm 2000 với 23 người chết hay tai nạn vừa xảy ra ở Phú Thọ.
img
Nhà văn hóa gần nơi vụ nổ cũng bị tàn phá nặng nề. Ảnh: THẾ KHA

Bạn đọc Trịnh Minh Anh, một cựu chiến binh, chia sẻ: “Việc mở rộng sản xuất ngày càng nhiều pháo hoa với mục đích dùng trong nước và xuất khẩu dù có tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động nào đó, tăng nguồn thu lợi nhuận...cũng rất nên cân nhắc. Không nên khuyến khích cho mở rộng ngành sản xuất này vì càng mở rộng sẽ càng tăng sự lãng phí, tăng yếu tố rủi ro, mất an toàn cho xã hội, cộng đồng... Nhiều năm qua có không ít lời khen nhà máy Z121 có nhiều sáng tạo sản xuất pháo hoa phục vụ nhu cầu lễ hội, xuất khẩu, rồi đang đề nghị Chính phủ chấp nhận cho sử dụng pháo hoa hỏa thuật giải trí an toàn. Từ tai họa khủng khiếp này có lẽ ai cũng nhận thấy mức độ nguy hiểm của ngành sản xuất này như thế nào”.
 
Nhiều bạn đọc khác lo lắng: Từ khâu sản xuất đến phân phối tiêu dùng đều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Nếu đồng ý cho đốt pháo dịp Tết, các đại lý và tiệm tạp hóa sẽ trữ thứ hàng dễ cháy nổ này cất trong nhà để bán thì không dám chắc tai họa không tiếp diễn?
 
 

Hãy quên việc đốt pháo trở lại


“Lãnh đạo Tổng Cục công nghiệp quốc phòng cho rằng “nhờ công tác huấn luyện khá tốt nên mới tránh được thiệt hại lớn" nghe sao mà nhẹ nhàng. 23 người chết, 73 người bị thương mà hậu quả chưa đủ lớn ư!” - bạn đọc Tấn Công.

“Nhân vụ việc đau lòng này mong những ai có ý kiến đề nghị vực lại thú vui mà nguy hiểm vì thần chết luôn cận kề là hành vi đốt pháo nổ, pháo hoa, hãy đừng bao giờ nghĩ đến trò chơi này nữa. Bao nhiêu dịp lễ, tết đã qua mà vẫn vui tươi đầm ấm đấy thôi, sao cứ muốn rước thần chết trở lại. Hãy quên việc đốt pháo trở lại - dù là pháo không nổ - để không còn phải chứng kiến cho những vụ việc đau lòng như trên trên” - Hoàng Hà Hồng

 

 

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo