Các nhà nghiên cứu tại Viện Hành vi Động vật Max Planck - Đức vừa công bố trên tạp chí Scientific Reports rằng một số loài động vật hoang dã có khả năng dùng lá cây làm thuốc để điều trị vết thương.
Các nhà nghiên cứu quan sát hình ảnh đười ươi đực Sumatra có tên Rakus ở Vườn Quốc gia Gunung Leuser, Indonesia nhai lá cây có đặc tính chữa bệnh rồi đắp lên vùng vết thương trong hơn 30 phút, cho đến khi vết thương được che phủ hoàn toàn.
Tuy nhiên, có thể Rakus chỉ vô tình phát hiện ra lợi ích của cây Akar Kuning. Rakus bị vết thương khá rộng ở dưới mắt phải, nghi do đánh nhau với đồng loại. Chưa đầy 5 ngày vết thương trên mặt Rakus đã lành lại, trước khi khỏi hoàn toàn trong vòng một tháng. "Lá cây Akar Kuning có tác dụng giảm đau, chống viêm và thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh như kiết lỵ, tiểu đường hay sốt rét.
Đười ươi nhai cây Akar Kuning có trong các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á để điều trị vết thương" - TS Isabelle Laumer, nhà nguyên thủy học và nhà sinh học nhận thức tại Viện Hành vi Động vật Max Planck - Đức, cho biết.
Bình luận (0)