xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bạo hành gia đình: Vết thương khó nguôi

Nhất Phương

Kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố cho thấy tại VN cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp trải qua bạo hành gia đình

Bạo hành gia đình hiện nay đang trở thành một vấn nạn lớn trên thế giới nói chung và ở VN nói riêng. Trong thời gian gần đây, chúng ta liên tục thấy báo chí đăng tải các tin tức kiểu như chồng đánh vợ, vợ chém chồng, chồng lột quần áo vợ trước chỗ đông người... Kết quả điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố

cho thấy tại VN cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp trải qua bạo hành gia đình.

img

Đánh vợ vô tội vạ


Chị V., 36 tuổi, có cuộc hôn nhân không hòa thuận từ 16 năm nay. Chồng không phải là người chị yêu nhưng chị phải lấy do trót trao thân. Chồng chị làm nghề tài xế nên thường đi công tác xa nhiều ngày, khi được nghỉ ở nhà lại hay đi nhậu với bạn bè. Anh rất nóng tính và thường hay đánh chị mỗi khi không vừa ý việc gì dù là chuyện rất nhỏ như chưa kịp bới cơm, dọn cơm hơi trễ, quên không nấu món ăn mà chồng thích...


Còn chồng chị M., 30 tuổi, thì lại luôn quát tháo khi nói chuyện với vợ và cho rằng như thế mới là đàn ông. Ngoài ra khi về nhà, chồng chị M. thường xem phim sex rồi quan hệ tình dục với vợ trong trạng thái say rượu nên làm chị rất ghê sợ và lo lắng sợ có thai, ảnh hưởng đến đứa con. Tình trạng đó kéo dài đến khoảng 4 năm thì chị sinh ra một bé trai, đây cũng là hậu quả của một lần quan hệ tình dục khi chồng đang say rượu.


Nhiều chị em cũng chia sẻ là đã từng chứng kiến cảnh cha mẹ sống không hạnh phúc với nhau. Cha có bồ bịch ở ngoài và thường xuyên gây gổ, đánh đập mẹ. Nhiều chị lớn lên trong không khí gia đình luôn nhuốm màu bạo lực và gây gổ đó, rồi chính các chị khi lập gia đình cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.


Dễ rơi vào trầm cảm


Bạo hành gia đình có thể xuất hiện dưới vài dạng khác nhau như bạo hành thể xác (tát, đánh, bóp cổ, đe dọa tấn công bằng vũ khí, ném đồ vật vào người, nhốt hay trói, lột quần áo...), bạo hành tình dục (đánh đập để bắt quan hệ tình dục, sờ vào bộ phận sinh dục mà đối tượng không cho phép, cho thuốc vào đồ uống để dễ quan hệ tình dục với đối tượng...),  bạo hành tinh thần (chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện...).


Bác sĩ tâm lý Lê Quốc Nam cho biết những phụ nữ bị bạo hành thường có triệu chứng khó ngủ, bứt rứt, dễ cáu gắt, luôn cảm thấy mỏi mệt trong người giống như hết sức lực, ăn kém, tâm trạng chán nản, bi quan về tương lai. Đôi lúc các chị cũng có ý nghĩ muốn chết và cho đó là lối thoát duy nhất. Tình trạng trên ngày càng nặng và các bác sĩ đã chẩn đoán đó là triệu chứng của rối loạn trầm cảm.


Hậu quả của bạo hành có thể thể hiện dưới dạng chấn thương về thể xác hay chấn thương về tâm thần. Trong một công trình khảo sát 153 phụ nữ đến khám tâm thần của UNICEP, các bác sĩ nhận thấy có 50% đã bị lạm dụng tình dục và 16% bị bạo hành thể xác trong thời kỳ thơ ấu. Khi họ trưởng thành thì có đến 64% bị bạo hành tình dục và 36% bị bạo hành thể xác.


Theo một nghiên cứu khác ở phụ nữ Mỹ và Canada là nạn nhân của bạo hành gia đình thì tỉ lệ trầm cảm ở họ dao động từ 17% – 72%. Còn rối loạn stress sau chấn thương xuất hiện muộn và dai dẳng xảy ra ở những người đã từng trải qua hay chứng kiến một sang chấn cực nặng với một số triệu chứng như thường nhớ lại hoàn cảnh sang chấn ngoài ý muốn, tránh né tất cả những gì có thể gợi lại sang chấn và có một số triệu chứng tăng cảnh giác như khó ngủ, dễ giật mình...

Ngoài ra, họ cũng có thể bị một số rối loạn tâm thần khác như nghiện rượu và ma túy, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn ăn uống, rối loạn tình dục, loạn thần và tự tử.


Trẻ gánh hậu quả


Bác sĩ Lê Quốc Nam cũng cho biết trẻ sống trong gia đình thường xảy ra bạo lực cũng có hành vi đánh đập người khác hay bị lạm dụng tình dục cao hơn so với nhóm trẻ sống trong các gia đình bình thường. Khi chứng kiến thường xuyên những cảnh bạo lực trong gia đình trẻ sẽ trở nên phiền muộn, khó ngủ, cảm xúc không ổn định, dễ nổi nóng, đái dầm, lo âu, trầm cảm, có thể có một số triệu chứng cơ thể như đau dạ dày, nôn ói...


Khi bước vào tuổi thanh thiếu niên, trẻ có thể có biểu hiện bất cần đời, hay trốn học, nghiện rượu hay ma túy, hay tự gây thương tích như rạch tay hay châm thuốc lá vào tay mỗi khi cảm thấy bực bội, kém thân thiện và hay nghi ngờ khi giao tiếp với người khác... Đặc biệt, bé trai có thể bắt chước lối cư xử bạo hành của gia đình đối với bạn gái, còn bé gái thì có thể có ý nghĩ tiêu cực, bi quan...

Bạo lực gia đình vẫn là chuyện thường ngày


Hội LHPN TPHCM vừa tổ chức cuộc tọa đàm với nội dung “Xây dựng mái ấm không bạo lực” với sự tham gia của chủ nhiệm các CLB xây dựng gia đình hạnh phúc tại các quận, huyện. Nhiều đại biểu cho rằng bạo lực gia đình vẫn là chuyện thường ngày xảy ra ở các khu phố và có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát nhanh thì có đến 50% đại biểu cho biết các thành viên CLB không biết hoặc còn mơ hồ về Luật Phòng chống bạo lực gia đình. '


Ông Nguyễn Văn Thêm, chủ nhiệm CLB khu phố I, P.8, Q.4, cho rằng nên đưa Luật Phòng chống bạo lực gia đình vào các trường học để nam học sinh được giáo dục về việc biết trân trọng người phụ nữ; khi lập gia đình họ sẽ tôn trọng vợ và con gái. Ông Nguyễn Vũ Hùng, Đoàn Luật sư TPHCM, cho rằng cần thiết phải tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình để làm chuyển biến nhận thức và thay đổi hành vi bạo lực trong các gia đình.

G.Thùy

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo