Đọc sách cùng với con bạn có thể mang lại niềm vui cho cả bạn và bé. Chỉ khi nào bé học hỏi qua những kinh nghiệm thực tế thì khi đó bé mới có thể học hỏi qua những kinh nghiệm gián tiếp. Qua các quyển sách, bé có thể khám phá những điều mà bé chưa biết; khám phá nỗi sợ hãi, sự thất bại, tình yêu và hiểu biết. Hơn nữa, sách sẽ giúp bé cư xử phù hợp khi lần đầu đối mặt với những kinh nghiệm mà bé đã biết qua sách.
Dưới đây là một số gợi ý thiết thực giúp bạn cùng đọc sách với con:
Cố gắng dành một ít thời gian đọc sách mỗi ngày. Các hướng dẫn về sách phù hợp với lứa tuổi chỉ mang tính tham khảo. Điều quan trọng là tập trung vào những việc mà bạn và bé cùng làm. Khi có sẵn quá nhiều sách hay, bạn sẽ không thuyết phục được bé xem một quyển sách đặc biệt nào đó. Vấn đề này càng đúng với âm nhạc. Nếu bạn cho bé nghe quá sớm hoặc nghe sai cách, bạn sẽ làm hỏng sở thích sau này của bé.
Một chuyên gia nói rằng: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, một người họ hàng cho tôi quyển truyện Ivanho để đọc. Tôi quá thất vọng đến nỗi không bao giờ đọc quyển đó nữa.”
Hãy nhớ rằng con bạn có thể hiểu và thích nghe những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi của bé. Trẻ dưới 1 tuổi thích những truyện có vần điệu và lặp đi lặp lại.
Bé hiểu rằng chuyện thần thoại, truyện cổ tích và chuyện dân gian được kể theo nhiều cách khác nhau.
Khi bạn đọc to một câu chuyện chọn lọc mà bạn thích thì bạn cần làm cho bé cũng thích. Bạn đọc trước, đó là cách để bạn nắm được cốt truyện. Đọc diễn cảm. Học cách lên giọng, xuống giọng và dừng lại khi cần thiết. Thấp giọng để gây hồi hộp. Cao giọng để gây ấn tượng sâu sắc. Bạn có thể thay đổi giọng nói của bạn cho phù hợp với giọng của mỗi nhân vật. Bạn đừng quan tâm đến kỹ năng phát âm; con bạn sẽ bỏ qua và bé là một thính giả nhiệt tình.
Tạo ra một tâm trạng ổn định là điều quan trọng trong khi đọc sách cho bé nghe. Để cho bé có thời gian ổn định. Nếu bạn đọc một quyển truyện tranh, bạn có thể giành thời gian giới thiệu bìa của cuốn sách. Hỏi con bạn xem bé nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra. Nếu đó là một chương trong cuốn truyện dài thì bạn có thể hỏi bé: “Hôm qua, chúng ta đã đọc đến đâu rồi nhỉ?” hoặc “Chuyện gì đã xảy ra?”.
Đừng giải thích lời răn dạy trong truyện. Cứ để cho truyện làm điều đó. Thỉnh thoảng, bạn có thể hỏi một hoặc hai câu hỏi về hành động hoặc các động cơ của các nhân vật. Nhưng bạn đừng sa đà vào việc đó. Tốt hơn là cứ để bé tự hỏi.
Bạn cần cân đối giữa thời gian bạn đọc cho bé nghe với thời gian bé tự đọc. Thậm chí, các bé trước tuổi biết đọc cần có thời gian xem sách một mình. Hãy cố gắng lập ra một khoảng thời gian để các thành viên trong gia đình cùng đọc sách. Thay vì tập trung xem TV mỗi tối thì bạn hãy tập trung vào tủ sách.
Bình luận (0)