xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Gông cổ" của quý bà

Theo Trường Sơn (Phụ nữ TPHCM)

Một cuộc khảo sát về hạnh phúc được tiến hành trên 51 quốc gia với 28 ngàn người tham gia do Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen tổ chức, cho thấy: đàn ông Việt Nam lọt vào "top" 3 (cùng với đàn ông Braxin và Nam Phi), là những người hạnh phúc nhất thế giới.

Trong khi mọi người tin rằng, phụ nữ toàn cầu đang có khuynh hướng mạnh mẽ hơn, tự lập hơn, còn đàn ông chỉ ngày càng... xinh đẹp hơn, thì hạnh phúc vẫn không đến với  phụ nữ nhiều hơn đàn ông. Hạnh phúc mà Nielsen đề cập đến là chỉ số hài lòng về khả năng tài chính cá nhân, sức khỏe tinh thần và công việc.

img
Ảnh minh hoạ NLĐO: Có bao nhiêu phụ nữ đã biết tận hưởng những giây phút
nghỉ ngơi thư giãn trong các chuyến du lịch

Đàn ông có vợ, "như sợi rợ buộc chân", còn đàn bà có chồng lại "như gông đeo cổ". Đó là sự so sánh của người xưa, mà nay, nó chưa hề lạc hậu. Sao trong cùng một "hoàn cảnh" lập gia đình, mà phụ nữ không "sướng" bằng đàn ông?

Lấy chồng = bỏ cuộc chơi!

Từ ngày lập gia đình, bà Trần Hoài Khanh, tỏ ra là một nội tướng uy quyền, bắt đầu từ khâu chi tiêu. Trong bản kế hoạch chi tiết, bà tự cắt các khoản mua sắm cho bản thân. Sau một thời gian nghỉ hậu sản, bà nghĩ không còn cơ hội để diện những bộ đầm đắt tiền sắm từ hồi con gái, nên gửi làm quà cho các cô em. Nhưng bà cũng không nghĩ đến chuyện sắm những bộ váy khác. Cũng có khi ưng ý bộ đồ nào đó, nhưng nhìn bảng giá, bà lại quy ra ngay số tiền đó mua được bao nhiêu lon sữa, bao nhiêu món đồ chơi cho con, hoặc tăng thêm bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm...

 Có lần, cả nhà đi nghỉ ở Mũi Né, chồng bà thuê một phòng "xịn", giá gần hai triệu đồng một ngày, có phòng riêng cho con, có phòng tiếp khách, hoa tươi trên bàn. Số tiền làm bà mất hẳn hứng thú để nghỉ ngơi và chuyển qua thấy... "mệt". Hôm sau, bà yêu cầu chồng đổi phòng khác để "chống lãng phí”. Chuyến đi mất vui, chồng bà cụt hứng, và cảm thấy gò bó bên bà vợ lúc nào cũng "gồng gánh" gia đình một cách khắc nghiệt. Thế nhưng, bà không quan tâm đến cảm xúc của ông, còn nghi ngờ ông không biết lo xa, chỉ biết hưởng thụ theo nhu cầu bản thân. Họ trái ngược nhau trong suy nghĩ. Với ông chồng, có gia đình, là có thêm niềm vui, chứ không phải có thêm nỗi lo như vợ.

 Bà Lê Kim Thạnh, nhân viên ngành kinh doanh thực phẩm, nhập tâm một câu "ranh ngôn" của cánh đàn ông cơ quan: Vợ đẹp thì không ngoan, vợ ngoan thì không đẹp. Biết là họ chỉ tổng kết vui nhưng bà cứ bị ám ảnh, và luôn lo lắng mình là một điển hình của loại thứ ba "Không đẹp cũng chẳng ngoan". Nghĩ thế, bà cố gắng đạt được một tiêu chuẩn để làm vốn xây dựng hạnh phúc gia đình. "Ngoan" có vẻ dễ đạt hơn "đẹp". Mỗi lần công ty bà tổ chức đi nghỉ mát, bà thường nằm trong danh sách "bận việc gia đình", vì không thể đi chơi nếu không có chồng, con theo cùng.

Trong những chuyến đi công tác, buổi tối, khi các đồng nghiệp đi dạo hay mua sắm, bà ở lại khách sạn, ôm điện thoại gọi về nhà hỏi chồng từng li, từng tí về con. Có lần, gọi về nhà, nghe con nói ba đi vắng, bà như có lửa trong lòng. Trước khi đi công tác, bà thức cả đêm nấu sẵn thức ăn, để đầy tủ lạnh, mà vẫn lo "con không chịu ăn, chồng không chăm con...". Đáp lại sự tận tụy của vợ, chồng bà lại rất thờ ơ: "Em cứ tự làm khổ mình, chúng có  chết đói đâu mà lo".

Niềm tin sai lạc

Những cái gông mà các bà vợ tự đeo vào cổ, chính là những niềm tin sai lạc. Ngay từ bé, họ đã được bà ngoại, mẹ cảnh báo: "Lấy chồng là hết bay nhảy", vì phải giữ hầu bao của gia đình, chăm sóc con cái, giúp chồng phát triển sự nghiệp và sau đó giữ chồng bằng cách kiểm soát các mối quan hệ của anh ta. Công việc ở nhà của các bà vợ không chỉ là những việc lặt vặt, mà toàn chuyện đại sự. Họ muốn trở thành bà chủ thật sự của gia đình, nên trong nhà các ông chồng chỉ được đóng vai phụ.

Các bà vợ đồng hóa mình là gia đình và chứng minh rằng: "Không có phụ nữ thì gia đình không thể tồn tại". Sự nỗ lực cho gia đình khiến các bà vợ cắt giảm thời gian dành cho bản thân, tự hạn chế những nhu cầu cá nhân: du lịch, giải trí, đọc sách, bạn bè... với mong muốn có được niềm vui bên con ngoan, chồng tốt. Thế nhưng, đáp lại sự hy sinh của bà vợ, cuộc sống chung không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng trình tự mà các bà đã lên kế hoạch. "Nội chiến" trong gia đình là điều không tránh khỏi. Sự thay đổi của ông chồng làm bà vợ bối rối. Họ mau kiệt sức vì phải giải quyết nhiều rắc rối trong gia đình. Khi không kiểm soát được chồng, các bà vợ ngao ngán nghĩ rằng hôn nhân là cái bẫy.

Một lý do khác khiến các bà vợ  không vui an hưởng thái bình được là "năng khiếu" nghĩ đến những điều không hề mong muốn: chồng có bồ, mang tiền về cho cha mẹ... Phụ nữ tự cho mình có tài năng bẩm sinh thấu hiểu chồng, ngay cả khi đối phương không nói ra. Tuy nhiên, đôi khi đó chỉ là những cảm xúc chưa được lý trí "duyệt" qua, nên trở thành nguy cơ đe dọa hạnh phúc gia đình.

Giáo sư  NealA. Newfield - khoa công tác xã hội- ĐH West Virginia, trong một lần sang VN, nói chuyện tại Hội quán Đến với nhau (TP.HCM), ông cho biết: các cuộc khảo sát tại Mỹ cho thấy, trong hôn nhân, các bà vợ kém hài lòng hơn các ông chồng. Bởi hầu hết, phụ nữ đều đi làm, thế nhưng việc nhà vẫn là của họ, không ai thay thế. 60% phụ nữ Mỹ là bà nội trợ, sau khi đi làm về. Điều làm cho các bà vợ "bực mình" là họ gánh nhiều việc nhà hơn, nhưng quyền lực trong nhà lại "kém" hơn chồng. Theo giáo sư NealA, một bà vợ tất bật từ sáng sớm, nấu ăn, lau nhà, đánh thức chồng con... sẽ không là vấn đề gì nếu bà cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Thế nhưng, phần lớn, các bà vợ không thể duy trì mãi niềm vui "bận bịu với chồng con", đến khi họ "kêu gào", thì ông chồng lại cảm thấy "bà vợ mình lạ thật".  

Ở VN, đối với các bà vợ, không hài lòng trong cuộc sống hôn nhân, là dấu chỉ báo cho biết: "họ đã sai đường", nhưng không tìm thấy lối thoát. Họ không hiểu đàn ông cho đến khi sống chung với anh ta, nhưng khi đã hiểu ra, thì mọi sự rắc rối lại làm họ lúng túng.

Theo các nhà tâm lý, các bà vợ phải biết tạo cho mình hạnh phúc, để luôn có hạnh phúc trao tặng cho chồng con. Muốn thế, họ phải biết cân bằng mọi hoạt động cá nhân trong các lĩnh vực gia đình, công việc và bản thân. Đừng quá nhập vai bà mẹ hay bà vợ mà tự làm lu mờ những vai trò khác của mình. Đừng vì "mọi lúc" với chồng con, mà quên hết bạn bè, đồng nghiệp. Bởi khi mất cân bằng, bạn sẽ mất sự hài hòa, hạnh phúc trong cuộc sống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo