xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Hội chứng" vắng chồng

Theo Khánh Nam (Người Đưa Tin)

Với nhiều phụ nữ, cô đơn rất đáng sợ, có thể khiến họ hành động mù quáng và dại dột. Điều đó đặc biệt đúng với những bà vợ có chồng thành đạt nhưng hay vắng nhà.

Vắng chồng mua sắm thỏa thích

Gọi điện thoại đến Trung tâm Tư vấn Hạnh phúc gia đình, chị Lan (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) tâm sự: Có những tuần lễ chị đã mua sắm hàng chục triệu đồng. Hầu như ngày nào chị cũng mua một túi đồ lớn, không phải vì có nhu cầu mà là do chẳng có việc gì làm, đi mua đồ cho hết thời gian.
 
Có nhiều thứ đồ dùng mua về nhưng chưa một lần chị dùng đến. Không có chỗ để cất nên chị lại cho người giúp việc. Sáng mai ngủ dậy, kiểm tra đồ đạc và tiền bạc thấy mình hoang phí quá, tự thề hôm nay sẽ không mua gì. Vậy nhưng chiều đến, chị lại không cưỡng được bước chân ra đường. Đến tối lại lặc lè một túi đồ to đùng về nhà.
 
Chị Lan kể với chuyên gia tư vấn: Ban đầu chị chỉ có ý định vào cửa hàng mua một vài thứ lặt lặt. Nhưng bước vào cửa hàng rồi, thấy cái gì lạ lạ, hay là chị mua. Chị không ý thức nổi rằng mình mua thứ đó để làm gì. Người giúp việc biết chị “thừa tiền”, lại nắm được tâm lý thích mua sắm của bà chủ nên ra sức khen cái này đẹp, cái kia lạ mắt.
 
Kết cục sau mỗi lần đi mua sắm về, thể nào chị giúp việc cũng được một lô một lốc đồ dùng của bà chủ thải ra. Những thứ thải ra của bà chủ, người giúp việc có mơ cũng không thể mua được. Có những chiếc áo bà chủ chưa kịp mặc, giá tiền còn cao hơn cả một tháng lương của chị giúp việc. Nếu cái nào không hợp với mình, chị giúp việc lại mang về quê cho con cháu, anh em họ hàng.
 
Quần áo, giày dép, mỹ phẩm, chăn chiếu, xoong nồi... là những thứ được thải ra nhiều nhất. Có những thứ có giá trị như tivi, máy xay sinh tố... người giúp việc cũng được mang về quê. Từ ngày đến giúp việc cho gia đình chị Lan, cuộc sống của chị giúp việc này như bước sang một trang mới. Chỉ có chị Lan, phu nhân của vị Chủ tịch Hội đồng quản trị một tập đoàn lớn tại Hà Nội thì vẫn đơn chiếc đi đi, về về với bi kịch nghiện mua sắm vì vắng chồng.
 
Theo chuyên viên tư vấn Trung tâm Hạnh phúc gia đình, chị Lan đã mắc phải một chứng bệnh tâm lý - đó là bệnh nghiện mua sắm. Những người mắc chứng bệnh này thường xuyên bị thôi thúc bởi cảm giác phải đi mua sắm, cho dù những thứ được mua không cần thiết cho bản thân hay gia đình.
 
Họ có thể đi mua sắm đều đều suốt năm mà không thể dừng lại được. Thông qua việc mua sắm, họ sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn, quên đi những khó khăn trong cuộc sống và lấp đầy những tình cảm mà họ đang thiếu thốn. Việc mua sắm khiến một số người có cảm tưởng được tồn tại hoặc khẳng định được giá trị bản thân.
 
Nhưng những cảm giác dễ chịu này chỉ tồn tại một cách tạm thời và thoáng qua, sau đó họ lại tiếp tục đi mua sắm, tiếp tục lặp lại cái cảm xúc ân hận. Và tình trạng lặp đi lặp lại cái cảm xúc này, nếu không thể thoát ra được, sẽ gây nên hiện tượng mất cân bằng về tâm lý. Những xung động tâm lý vì thế có thể sẽ khiến cho họ càng buồn bã lo âu, cáu gắt...
 
img
Chồng thường xuyên vắng nhà khiến người phụ nữ cảm thấy cô đơn, bế tắc
 
 
Ô sin lên tiên
 
Không nghiện mua sắm như chị Lan, chị Cẩm Nhung ở Nghi Tàm (Hà Nội) lại quá phụ thuộc vào người giúp việc vì sợ họ bỏ việc. Chồng chị Nhung cũng là một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ hải sản. Anh đi công tác liên miên. Chị mới sinh con nên việc vắng chồng càng khiến cho “tình cảnh càng bi đát”.
 
Những lúc con “trái nắng trở trời”, chị thấy tủi thân vô cùng vì chẳng có chồng bên cạnh mà dựa dẫm chút tinh thần. Trong tình cảnh ấy, chị cần người giúp việc hơn bao giờ hết. Bà giúp việc dường như cũng biết được điều này nên tha hồ làm mình làm mẩy. Chị Nhung đã liên tục tăng lương.

Thời gian đầu, chị trả lương cho người giúp việc là 1.200.000 đồng/tháng. Nhưng đến nay, mới chỉ sau 2 năm mà chị đã phải tăng lương không biết bao nhiêu lần. Hiện chị đang trả lương 3.000.000 đồng/tháng cho giúp việc. Trong khi lương bình quân của lao động giúp việc gia đình chỉ 1.800.000 – 2.000.000 đồng/tháng.
 
Mỗi lần gia đình họ có người ốm đau, giỗ chạp, tết nhất chị đều có quà biếu. Nhất là đợt nhà bà giúp việc sửa nhà, chị Nhung đã phải mất 5 triệu đồng mới giữ chân bà ấy ở lại được. Ngoài ra, chị còn phải cho bà ấy ứng trước cả một năm tiền lương. Nhiều lúc nghĩ cũng thấy tức nhưng chị Nhung lại tặc lưỡi: thôi thì chẳng thà cho họ thêm ít tiền còn hơn là đổi người.
 
Bởi biết đâu, đổi người khác lại còn tệ hơn. Mà chị sợ nhất người không biết chăm sóc trẻ con và không sạch sẽ. Nghĩ vậy, nên mọi yêu cầu của người giúp việc hầu như đều được chị đáp ứng. Chị Nhung bảo, nhiều lúc chị cảm thấy bà ấy không phải là osin mà là tổng quản của cả gia đình chị.
 
Khát khao được yêu thương, chăm sóc, được dựa dẫm vào bờ vai của chồng cũng là những gì bản năng nhất của nữ giới. Một khi bờ vai này không còn là chỗ dựa cho họ (vì lý do xa cách chẳng hạn như của chị Huệ, chị Nhung) thì cuộc sống của họ khó tránh khỏi rơi vào hụt hẫng, bế tắc.
 
Vì thế, những người chồng thành đạt, hoặc những người vì lý do công việc mà phải xa gia đình thường xuyên thì nên dành sự quan tâm đặc biệt đến vợ, để tạo thế cân bằng cho họ trong cuộc sống. Vì người phụ nữ mà bất hạnh thì gia đình đó khó có được hạnh phúc.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo