xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khám phá tuổi thơ cùng trò "phá tổ chim"

Bài và ảnh: Hoàng Lê

(CPN)- Những buổi trưa hè chúng tôi thường đến bên cây dương để cùng nhau chơi những trò chơi dân gian như: bắn bi, đánh đũa, đá thun…Trong số những trò chơi quê ấy, chúng tôi thích nhất là trò tìm chim mà chúng tôi quen gọi là “phá tổ chim”.

Ai lần đầu đặt chân đến Thanh Bình (Vĩnh Long) quê tôi đều ngạc nhiên về cây dương cổ thụ sừng sững đứng ở đầu làng. Theo các vị cao niên của làng, cây dương này đã trên trăm tuổi; cho dù thời gian cứ trôi, cây dương ấy vẫn cứ trụ vững, bám đất, bám làng. Đối với người dân quê tôi, cây dương cổ thụ có giá trị vô ngần, là linh hồn của quê tôi, là dấu hiệu để nhận biết vị trí của làng.

img

Gốc dương xù xì, vững vàng bất chấp sự tàn phá của gió bão, thiên tai. Ảnh: Hoàng Lê

Theo tiến trình nông thôn mới, làng quê tôi đã thay đổi chóng mặt, nhiều công trình, quán xá mọc lên, các vườn tạp được thay thế bằng vườn cây đặc sản xum xuê, trĩu quả. Duy chỉ có cây dương đầu làng vẫn đứng đấy, làm nhân chứng cho sự thay da đổi thịt của làng quê.

Tuổi thơ chúng tôi gắn bó thân thiết với cây dương đầu làng, những khi rảnh rỗi chúng tôi đều tụ tập ở tán cây dương để giải khuây, hóng gió và kể cho nhau nghe những chuyện vui buồn ở trường, ở lớp. Nhiều khi vài ngày không đến cây dương, lòng tôi như thấy thiếu vắng, buồn buồn; những lúc ấy tôi muốn chạy thật nhanh đến gốc dương để hóng gió, để nghe tiếng rì rào lay động của lá dương.

Cây dương làng tôi cao lắm, dường như hun hút tầm mắt của con người, tán dương rộng, tròn xoe, rợp bóng cả một góc trời. Những buổi trưa hè chúng tôi thường đến bên cây dương để cùng nhau chơi những trò chơi dân gian như: bắn bi, đánh đũa, đá thun…Trong số những trò chơi quê ấy, chúng tôi thích nhất là trò tìm chim mà chúng tôi quen gọi là “phá tổ chim”. Cũng nhờ vào trò chơi thú vị này mà chúng tôi đã khám phá ra những điều kì lạ khi đứng ở trên ngọn dương cổ thụ.

Quê tôi ngày ấy chưa được khai phá để trồng cây ăn trái như bây giờ, vì thế nơi đầu làng gần như là cả “rừng cây”, trong đó cao nhất vẫn là cây dương cổ thụ. Cây dương ấy cũng là nơi mà chim chóc bay về để làm tổ trên những cành dương ở trên cao, hàng trăm tổ chim lớn nhỏ, tập trung ở ngọn dương. Đặc biệt là vào mùa mưa, chim chóc  thường bay về tổ để tránh mưa, tránh rét. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để chúng tôi “phá tổ chim”. Chúng tôi hô hào thi nhau trèo lên cây dương rồi rung cây, tạo tiếng động lớn, tức thì chim chóc ẩn mình trong tổ bay túa ra loạn xạ, từng đàn ríu rít hối hả rủ nhau bay đi khỏi tổ. Điều đọng lại trong lòng chúng tôi khi chơi trò chơi đuổi chim  thú vị này là, khi lên trên ngọn dương chúng tôi nhìn thấy một thế giới đẹp vô ngần như hiện ra trong tầm mắt, có cả cánh đồng quê xanh mướt, xa tít tận chân trời.

Trải qua bao thăng trầm cuộc sống, cây dương quê tôi vẫn vững vàng đứng y nguyên chỗ ấy, lá dương vẫn xanh um như bao phủ xóm làng. Cây dương như một nhân chứng sống động, thử thách trước thời gian, bất chấp sự tàn phá của thiên tai, gió bão. Đối với tôi, cây dương như một biểu tượng của quê nhà trong thời kì đổi mới, đồng hành với dân làng trong cuộc sống hôm nay. Mỗi lần bước chân về đến làng, cành dương như giang tay mời gọi chúng tôi hãy cùng nhau đến bên cây dương, trèo lên cây “phá tổ chim” để khám phá một thế giới đẹp vô ngần như hiển hiện ra trước mắt.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo