Ảnh minh họa
Theo một nghiên cứu mới đây ở Mỹ, con cái của những ông bố trung niên tuổi trên 40, thường chúng rất thông minh, có sức tập trung cao vào những gì chúng quan tâm đồng thời chẳng quan ngại đến việc hòa nhập vào đám đông. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 15.000 cặp trẻ sinh đôi và đánh giá các năng khiếu từ khi chúng mới 12 tuổi.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những ưu điểm này là được thừa hưởng từ những người cha trung niên, thường là mẫu người có sự tập trung cao vào học vấn và sự nghiệp.
Sau đây là kết luận của nghiên cứu: Con cái của những ông bố lớn tuổi ngoài những ưu điểm vừa nêu trên, thường có tuổi thọ cao hơn. Điều này là nhờ chúng mang các nhiễm sắc thể rất dài, nên bảo vệ tốt hơn cho cấu tử cơ bản của gen (DNA). Để sản sinh các tế bào mới, DNA tự tạo ra nhiều bản sao chép từ chính chúng, mỗi lần như thế là nhiễm sắc thể lại hao mòn đi một ít, nhiễm sắc thể càng dài thì khả năng chịu đựng suy hao của chúng càng tốt hơn. Do đó, trẻ khi lớn lên sẽ có tuổi thọ cao hơn dù rằng cũng có những yếu tố khác chi phối như môi trường sống và sinh hoạt lành mạnh.
Ảnh minh họa
Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó:
Khả năng người đàn ông có con khi đã lớn tuổi thường thấp hơn nhiều so với những người đàn ông trẻ tuổi. Nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng khả năng thụ thai của phụ nữ thường giảm dần theo tuổi tác và đối với nam giới thì cũng thế. Một nghiên cứu khác cũng ở Mỹ cho thấy rằng nam giới ở độ tuổi 40 đến 42 thì khả năng có con chỉ là 46%, so với tỷ lệ 73% của nam giới ở độ tuổi 30 đến 35.
Người cha tuổi trung niên thường có con sinh sớm hơn thời hạn (đẻ non), y giới gọi là "hiệu ứng nhau thai của cha", vì do gen di truyền của người cha trong tinh trùng đã có một số khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến chất lượng của nhau thai, gây ra việc đẻ non.
Trẻ sinh sớm thường gặp một số vấn đề về sức khỏe, chúng dễ bị béo phì từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch và tiểu đường.
Nam giới có con ở độ tuổi 30 thường có gen di truyền đã trải qua 55 lần đột biến, và truyền sang cho con, nhưng nam giới ở tuổi 47, sự đột biến này đã tăng gấp đôi. Các đột biến gen này có thể dẫn đến việc trẻ mắc hội chứng Down, rối loạn hồng cầu và các khiếm khuyết khác như mắc bệnh tim mạch và chứng sứt môi. Người cha tuổi càng cao thì nguy cơ con cái mắc hội chứng Down là rất cao.
Ảnh minh họa
Người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân phát sinh chứng tự kỷ của trẻ, nhưng có khả năng là chứng này có liên quan đến tuổi tác của người cha. Một nghiên cứu công bố hồi 2006 cho thấy con cái của những ông bố trên 40 tuổi thường gặp nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao gấp 6 lần con của những ông trẻ ở độ tuổi dưới 30. Có ý kiến của một số chuyên gia phản bác kết quả trên, họ cho rằng có rất nhiều yếu tố khác như gen di truyền, môi trường sống và sự phát triển não bộ làm phát sinh chứng tự kỷ ở trẻ. Vì thế tuổi tác chỉ là một phần trong các tác nhân phát sinh mà thôi.
Cũng theo một nghiên cứu khác công bố năm 2013 cho biết rằng con cái của những ông bố trên 45 tuổi có nguy cơ cao gấp 13 lần mắc chứng suy giảm sự chú ý và tính hiếu động (ADHD) so với con của những ông bố trẻ từ 20 - 24 tuổi. Chúng cũng dễ bị mắc chứng tâm thần phân liệt gấp 3 lần so với con của những ông bố trẻ dưới 25 tuổi.
Con cái của những ông bố trên 40 cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu (cao hơn 14%) và u não (tăng 70%), cũng như vướng một dạng ung thư khá hiếm ở mắt. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ này phát sinh từ việc suy giảm chất lượng tinh trùng cũng như các DNA bị tổn hại khi nam giới đã lớn tuổi.
Ảnh minh họa
Nếu các ông bố lớn tuổi có con là là con gái, chúng có nguy cơ mắc ung thư vú và tử cung là khá cao. Nguyên nhân có thể là do rối loạn lưu chuyển hóc-môn trong các nhiễm sắc thể của tinh trùng của người cha lớn tuổi.
Xem ra thì lợi bất cập hại, cảnh "cha già con muộn" cũng chẳng phải là điều cho bậc phụ huynh và bản thân đứa trẻ.
Bình luận (0)