xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nín nhịn là trời yên biển lặng?

Bình Minh

(CPN) – Đọc “Bí quyết né đòn vũ phu của chồng” mà bạn Hương Giang chia sẻ tôi thấy vẫn có điều không ổn với những đúc kết của bạn. Chỉ đơn giản là nín nhịn và bỏ chạy là trời yên biển lặng à?

Người ta nói “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Những gì bạn Giang viết tôi nghĩ bạn hoặc là chưa có kinh nghiệm sống nhiều đủ để chia sẻ với người khác. Hoặc bạn là một phụ nam ẩn dưới “nick” của một cô gái viết lúc vui tay nên chỉ toàn là lý thuyết dở mà bạn vô tình thấy đâu đó.

Tôi đã và đang sống ở một khu lao động nghèo. Cách đây hơn 20 năm trước, hàng xóm của tôi là 2 vợ chồng nọ, vợ bán thịt heo, chồng bán sách bói toán dạo. Hầu như chiều nào người chồng cũng về trong trạng thái xiêu vẹo, gật gù, bên đông xọ bên tây. Cứ dăm bữa nửa tháng, nhà ấy lại rộ lên tiếng cãi cọ mà trong đó người ta chỉ nghe được tiếng của bà vợ, còn thì chả nghe được tiếng người chồng. Sau một hồi cãi nhau là đến màn ông đánh bà. Dĩ nhiên là bà co chân vọt lẹ, miệng la í ới kêu tổ trưởng, tổ phó dân phố để cầu cứu. Nhưng rồi tình trạng vẫn cứ tái diễn, dù 2 người có con nếp tẻ đầy đủ.

Hỏi bà sao không “nín thở qua sông” những lúc ông xỉn, bà lắc đầu, ngán ngẫm: “Nào có được đâu cô ơi! Tôi im nhưng nó cứ gây sự nói này nói kia mãi, tức quá làm sao tôi nhịn được. Mấy lão mà có rượu vào rồi thì cái gì không kiếm cớ được chứ. Im thì nó bảo là khinh nó…Bỏ đi thì ở nhà nó đập đồ, xé quần áo vợ con rồi chất lên để đốt”.

Rồi bà kể những lúc ông say, 2 tay ông cầm 2 cái nắp nồi đập mạnh vào nhau, thế là tiêu…nào là chén bát, nồi niêu. Bà bảo nếu ông không say xỉn thì bà có thể xây nhà lầu 3 tầng mà ở chứ đâu nghèo thế này. Bà nói thầy bói nói nếu bà cố chịu đựng thì đến khi ông 45 tuổi, ông chết lúc đó bà “hết nợ”. Thôi thì đã là số kiếp rồi nên bà sẽ cố gắng vậy!

Tôi đã từng biết có người nghiện rượu khi uống vào không kềm chế được quậy tan nát nhà, trừ mẹ và vợ ra là “không xử” còn nhìn người khác thấy chướng tai, gai mắt là tưng bừng cả lên. Lúc đó bạn có nỡ lòng bỏ chạy để người nhà của mình chịu trận thay cho mình không hay bạn có nghĩ rằng lúc bạn đang lánh nạn thì nhà bạn có thể ra tro vì người chồng trong cơn giận không có ai để trút vào hay can ngăn, dù bạn cũng đang sợ hãi?

Có lần tôi được nghe một tiến sĩ tâm lý nói chuyện về stress. Khi bị tress người ta truyền thông, giải tỏa những vướng mắc, bức bối tức thì nó sẽ hay hơn là cứ giữ mãi trong lòng rồi có ngày sinh chuyện. Chính vì thế có những cặp vợ chồng cứ đánh nhau, chửi nhau suốt nhưng vẫn sống đời với nhau vì những ấm ức đó họ đã bùng phát nó ra lúc mày tao mi tớ cho cả xóm nghe.

Chưa hết. Sau những lúc vợ chồng đánh nhau tưng bừng những hôm sau ông chồng sợ cấm vận lại lành lành, dỗ ngon dỗ ngọt vợ từ đó hình thành trong tâm lý của người vợ đánh đồng với việc sau những bữa chồng đánh tưng bừng sẽ là những bữa chồng cưng yêu, chiều chuộng. Sau nắng hạn sẽ là những ngày hoa trái ngọt ngào. Thế nên những cặp vợ chồng bình dân đó lại sống hạnh phúc hơn những đôi trí thức cái gì cũng đóng cửa dạy nhau, sợ “xấu chồng hổ ai” càng chia tay sớm. “Nhưng cũng chính vì tâm lý chịu đựng nắng để chờ mưa đó mà rất nhiều phụ nữ tự làm khổ mình, khổ cả gia đình vì điều lầm tưởng đó”-bà tiến sĩ tâm lý kết luận.

Vì vậy, tôi nghĩ, không việc gì phải có kinh nghiệm để né đòn vụ phu của chồng cả. Đàn ông mà đánh vợ thì đó là đàn ông bất lực, yếu kém. Ai cũng có lúc thất bại, chán nản và cần được vợ, chồng mình chia sẻ những khó khăn. Như bạn Giang đã nói: “Cái gì cũng có giới hạn của nó”. Những lúc chồng hay vợ có thói hư tật xấu hay thất bại trong làm ăn thì người bạn đời cần cho nửa  kia một thời gian để cân bằng lại cuộc sống, để sửa chữa lại với sự giúp đỡ của mình. Còn nếu như chồng ỷ thói gia trưởng, coi lời nói của bạn như cây cỏ hay cứ quen miệng hứa hẹn rồi cho qua tất cả, coi như không có gì xảy ra thì bạn nên nghĩ đến chuyện làm lại cuộc đời, không sống với người khủng bố tinh thần bạn hàng ngày, hàng giờ thì tốt hơn.

Sự chịu đựng qua năm này tháng kia có người tưởng đó là giữ được cha cho con có mái ấm như người khác nhưng biết đâu đó là địa ngục, sẽ ám ảnh tinh thần cho đứa con về một người cha say xỉn, hay bạo hành vợ con.

Kết câu chuyện của mình, đến giờ tôi thật sự không biết nếu có thể quay lại bà hàng xóm của tôi có chọn cách chịu đựng ông chồng của mình hay không vì bà đã chết trước cái hạn năm 45 tuổi của ông. Chết do bệnh ung thư….

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo