xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xóa bỏ “quỹ đen”

Nguyên Hà

“Quỹ đen” là một nguy cơ. Có tiền riêng, người chồng dễ sinh tật, chi tiêu hào phóng, thậm chí nuôi cả lập “bồ nhí”, lập “phòng nhì”...

Tôi đã đọc bài “Người đàn ông... 50.000 đồng” của bạn Trà Hồng Nga trên Báo Người Lao ĐộngBài viết phân tích một trong những nguyên nhân khiến quý ông lập “quỹ đen”.

Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Trà Hồng Nga về nguyên nhân nảy sinh cái “quỹ đen” của “người đàn ông 50.000 đồng” ấy. Nhưng theo tôi, căn bản vấn đề không phải ở chỗ đề phòng những khi gặp chuyện đột xuất trong chi tiêu. Vấn đề chính là vợ chồng chưa cảm thông và chia sẻ với nhau. Ở góc độ gia đình rất cần sự trung thực trên cơ sở tôn trọng, yêu thương. “Chỉ có tình yêu thương mới có phép nhiệm màu” - triết lý đó đúng ở hoàn cảnh này và là cơ sở để hóa giải tình huống khá tế nhị này.

Nguyên nhân người chồng lập “quỹ đen” vì anh ta cần có những khoản chi khó nói với vợ. Và có nói ra chắc gì được vợ cảm thông, phải giải thích nhì nhằng thêm mệt, đôi khi lại nói đầu này hở đầu kia, càng rắc rối, càng dễ xảy ra mâu thuẫn. Vậy là cái “quỹ đen” bất đắc dĩ ấy hình thành. Trong rất nhiều mối quan hệ xã hội người chồng phải giải quyết, có những quan hệ tế nhị. Do vậy người vợ cần hiểu tâm lý chồng và cảm thông cho những tình huống khó xử khi anh ấy bị “viêm màng túi”. Có như vậy, người vợ mới “quản lý” được chồng và bảo đảm hạnh phúc gia đình.

Rất nhiều người chồng rơi vào hoàn cảnh như “người đàn ông 50.000 đồng”. “Quỹ đen” hình thành và nảy nở, đặc biệt khó kiểm soát ở những ông chồng có nhiều nguồn thu nhập. Không ít trường hợp, quý ông chồng đột ngột qua đời, gia đình đến cơ quan kiểm kê tài sản, di vật, bất ngờ phát hiện “quỹ đen” lớn trong sổ tiết kiệm, trong thẻ ATM và cả tiền mặt trong tủ cá nhân ở cơ quan...

Để “quỹ đen”, theo tôi, là một nguy cơ. Khi “quỹ đen” dồi dào người chồng dễ sinh tật, chi tiêu hào phóng. Đã có những trường hợp “quỹ đen” ấy đẻ ra “bồ nhí”, “ phòng nhì”. Có khi đó là một cô sinh viên nghèo cần chỗ dựa hay một “em gái nuôi” trông cậy vào hầu bao của người đàn ông giàu có.

Một khi người chồng không làm chủ được bản thân lại dựa vào “quỹ đen” mà mạnh tay chi tiêu vào những việc mờ ám, họ dễ bị trượt dài trong cuộc sống. Khi ấy vấn đề đã thuộc phạm trù đạo đức chứ không chỉ là chuyện “tiền anh - tiền tôi” nữa.

Vậy làm sao triệt tiêu “quỹ đen”? Câu hỏi đó rất khó trả lời, bởi thực ra đôi lúc quý bà cũng có “quỹ đen”! Vì người phụ nữ hiện đại cũng có nhiều mối quan hệ cần dùng đến ngân quỹ riêng. Cách tốt nhất để triệt tiêu “quỹ đen” chính là sự minh bạch, công khai giữa vợ chồng. Khi vợ - chồng thực sự quan tâm đến nhau thì giải quyết vấn đề đó không khó. Nếu bạn là người vợ, xin hãy “thoáng” khi ông xã đề nghị chi một khoản nào đó hợp lý, đừng quản lý chồng như quản lý cậu con trai 15 tuổi; nếu bạn là chồng, đừng cằn nhằn khi cô ấy lỡ chi tiêu quá tay cho những món đồ cô ấy thích, đừng quản lý vợ như người phụ thuộc vào mình; nghĩa là phải loại trừ kiểu gia trưởng, bề trên. Việc lớn hay nhỏ cũng nên công khai và tùy vào khả năng tài chính của gia đình để ứng xử.

“Người vợ 50.000 đồng”, hay “người chồng 50.000 đồng”- đều không đáng có. Đó là cách khiến cho người mình thương yêu mất tự do, sự tự tin và bản lĩnh, thậm chí nảy sinh nhiều “tật” khác dẫn đến những kết cục đáng buồn. Ngân quỹ gia đình do vợ chồng cùng làm ra, phải do vợ chồng quyết định chi tiêu thì mới mong xóa được “quỹ đen, quỹ đỏ”.

Của vợ công chồng

Báo Người Lao Động mở ra diễn đàn “Quản lý tài chính gia đình” vào thời điểm hiện nay, theo tôi là vô cùng cần thiết và rất thời sự. Bởi lẽ, trước nay, vấn đề quản lý tài chính trong gia đình luôn là lĩnh vực “độc quyền” của phái nữ. Song, trước những vấn đề nảy sinh trong xã hội ngày nay, nhiều quý ông đã dần thay thế quý bà đảm nhận vai trò này.

Như ông bà xưa thường nói “trai thời loạn, gái thời bình”, nhằm đề cập đến tầm quan trọng của vai trò giới tính trong đời sống xã hội theo từng thời điểm. Nếu như trước đây, người đàn ông luôn là trụ cột trong gia đình, họ có nghĩa vụ phải làm việc kiếm tiền còn người phụ nữ thường ở nhà lo quán xuyến chuyện nhà cửa, chăm sóc con cái và tính toán việc chi tiêu trong gia đình sao cho hợp lý thì ngày nay, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định. Thực tế, ở không ít gia đình hiện nay, các bà vợ thường giữ vai trò trụ cột trong việc bảo đảm đời sống kinh tế. Trong khi các ông lại ở nhà đảm đương “trọng trách” tề gia nội trợ.

Việc quý ông hay quý bà đảm đương vai trò quản lý tài chính gia đình, theo tôi cũng chẳng có gì khác biệt. Mỗi người cần thể hiện tinh thần trách nhiệm và tuân thủ theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau “của chồng công vợ” hay “của vợ công chồng” thì không những nguồn tài chính được sử dụng hiệu quả mà còn tránh được chuyện lập quỹ đen.

Nguyễn Niệm

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo