xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gấp rút cải thiện chất lượng không khí

ÁI MY

Với mật độ dân số và tốc độ đô thị hóa cao, TP HCM đang đối mặt với tác động không mong muốn từ tình trạng ô nhiễm không khí

Sáng 14-2, phóng viên dừng xe chờ đèn xanh trước giao lộ Hồ Văn Huê - Hoàng Văn Thụ (quận Phú Nhuận, TP HCM). Theo quan sát, sau mấy trận mưa vừa qua, thời tiết có lợi cho tâm trạng người tham gia giao thông nhưng với sức khỏe thì không hẳn thế.

Ám ảnh màu trắng đục

Giữa rì rầm tiếng động cơ xe, nhiều người trong trang phục chống nắng từ đầu tới chân thi thoảng đưa tay lên che miệng như theo phản xạ dù thực tế đang đeo khẩu trang và kính râm.

Chị Thu, nhà quận Gò Vấp, sau khi dứt gần 10 tiếng ho đã quay sang than về sự khó chịu về hô hấp. Người phụ nữ kể gần đây cơ thể có triệu chứng của phổi yếu, những lúc nhiệt độ thấp hoặc nơi không khí thiếu trong lành là cơn ho tìm đến.

"Hôm nay còn đỡ. Những hôm bầu trời toàn màu trắng đục bởi nguyên nhân từ bụi mịn là tôi lo cho sức khỏe nhất" - chị Thu nói và cho biết không chỉ bản thân mà nhiều đồng nghiệp, bạn bè của chị cũng thế.

Những biểu hiện từ người đi đường cũng như lo lắng của chị Thu không lạ. 

Bởi, theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, trong ngày 14-2 tại TP HCM, chỉ số UV (tia cực tím) trên khắp các quận, huyện có thời điểm đạt mức cao đến rất cao (từ mức 6-9). 

Ngoài ra, dữ liệu từ ứng dụng AirVisual - nền tảng ứng dụng theo dõi chất lượng không khí của Mỹ - cho ra thông tin mức độ bụi mịn (PM2.5) ở TP HCM thường xuyên vượt ngưỡng an toàn cho sức khỏe. 

Từ đó, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ khuyến cáo người dân chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ cơ thể, mặc quần áo chống nắng và hạn chế tiếp xúc trực tiếp ánh nắng…

Còn qua theo dõi thông tin từ đơn vị này trong nhiều ngày, phóng viên nhận thấy 2 chỉ số UV và bụi mịn liên tục được nhắc tới với những ngưỡng đáng lo.

Gấp rút cải thiện chất lượng không khí- Ảnh 1.

Hình ảnh sương mù, bầu trời màu trắng đục ở TP HCM đặt ra những lo ngại về chất lượng không khí

Rất đáng lo

Theo tìm hiểu, những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, hiện tượng trời mù do độ ẩm cao xuất hiện nhiều ở hầu hết tỉnh, thành Nam Bộ, trong đó có TP HCM.

Ông Lê Đình Quyết, Trưởng Phòng Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, nhận định hiện tượng trời mù hoặc bụi mịn tại TP HCM thường kéo dài hơn nơi khác bởi nhiều công trình cao tầng cùng sự gia tăng lưu lượng giao thông. 

Song song đó, hoạt động xây dựng và sửa chữa nhà cửa phát tán lượng lớn bụi vào không khí. Lớp mù khô kết hợp với chất ô nhiễm tích tụ ở tầng không khí thấp khiến việc lưu thông gió bị hạn chế dẫn tới dễ hình thành lớp trời mù và bụi mịn.

GS-TS Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (Đại học Công nghiệp TP HCM), đánh giá tình trạng bụi mịn ở TP HCM đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp môi trường sống và sức khỏe người dân. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ giao thông cao và chất lượng không khí giảm sút, ô nhiễm bụi mịn đã vượt ngưỡng cho phép và cần xử lý khẩn cấp.

Hệ quả từ việc phát triển giao thông, xây dựng quy mô lớn cùng lượng khí thải cao từ xe máy và ô tô đòi hỏi nhiều giải pháp năng lượng xanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mảng xanh tự nhiên đang suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng. Công viên công cộng và không gian ngoài trời ngày càng thiếu, mật độ cây xanh trên đầu người ở mức thấp… khiến ô nhiễm thêm trầm trọng.

Gấp rút cải thiện chất lượng không khí- Ảnh 2.

Trang phục bảo hộ từ lâu đã trở nên phổ biến. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Giải pháp

GS-TS Lê Huy Bá nhấn mạnh sự cần thiết của giải pháp bền vững như quy hoạch lại mảng xanh đô thị, tăng diện tích và chất lượng cây xanh, xây thêm công viên có không gian mở và hồ nước để cải thiện không khí... Chuyên gia này cũng lưu ý chọn cây trồng phù hợp với khả năng điều hòa khí hậu cũng như lọc bụi.

"Các biện pháp này vừa nâng cao chất lượng sống vừa góp phần cải thiện vấn đề ô nhiễm tại TP HCM" - GS-TS Lê Huy Bá quả quyết.

Liên quan tới sức khỏe, PGS-TS-BS Trần Văn Ngọc - Chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM, Trưởng Khoa Hô hấp Bệnh viện Chợ Rẫy - cho hay bụi mịn khi xâm nhập vào cơ thể có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến hệ hô hấp và hàng loạt cơ quan khác. Cụ thể như làm nặng thêm tình trạng hen suyễn, ảnh hưởng hệ tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ và tổn thương não bộ. Đặc biệt, trong bụi mịn còn chứa các chất có khả năng gây ung thư.

PGS-TS-BS Trần Văn Ngọc khuyến cáo người dân tránh tối đa việc tiếp xúc với các nguồn phát thải ô nhiễm như giao thông đông đúc, công trình xây dựng hoặc khu vực đun nấu bằng củi và than. 

Những con số biết nói

Số liệu thống kê gần nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM thể hiện 6 tháng đầu năm 2024, nồng độ trung bình PM2.5 ở đa số nơi trên địa bàn tăng 1,14 - 1,61 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Gấp rút cải thiện chất lượng không khí- Ảnh 3.

Trước lượng khí thải cao, công trình xây dựng nhiều… các giải pháp cũng cần tương xứng

Trong khi đó, báo cáo của Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới AirVisual cho biết năm 2023, Việt Nam đứng thứ 22/134 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Riêng tại TP HCM từ cuối năm 2024 đến nay, chất lượng không khí không lành mạnh, tiếp tục vượt mức cho phép gấp nhiều lần.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo