xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trước ngưỡng cửa đại học

Nguyễn Phượng

Giữa tháng 9-2023, cháu tôi được cha mẹ đưa từ tỉnh lên Hà Nội nhập học. Là gia đình viên chức bậc trung ở một tỉnh lẻ, anh chị phải tính toán rất nhiều khi quyết định cho con nhập học ngành thiết kế đồ họa của một trường đại học ngoài công lập, học phí khá cao.

Nhẩm tính sơ qua, học phí, tiền ăn, tiền thuê trọ dành cho một sinh viên lên Hà Nội học khoảng 80 - 100 triệu đồng/năm. Số tiền này thực sự không dễ dàng với thu nhập của anh chị ở quê.

Chị còn lo sau 4 năm tốt nghiệp, nếu con không kiếm được công việc tốt, khả năng vẫn phải xin tiền cha mẹ để bù vào chi phí sinh hoạt ở Hà Nội. Rồi cuộc sống đắt đỏ ở thủ đô, biết bao giờ con mới có tiền mua nhà; chưa kể lấy chồng, sinh con ra sao…

Chuyện cha mẹ và con cái suy nghĩ khác nhau khi lựa chọn ngành học, trường đại học, học nghề hay đại học… hiện khá phổ biến. Cha mẹ nhìn ở góc độ thực tế, chi phí bao nhiêu, hiệu quả thế nào... Con trẻ thì mong muốn được theo đuổi ước mơ, bước vào cổng trường đại học danh tiếng, sống cuộc đời sinh viên với bao điều mới mẻ và hấp dẫn.

Thực tế hiện nay, để vào được đại học không khó vì có nhiều trường công, trường tư, nhiều ngành học, nhiều chỉ tiêu tuyển sinh. Chưa kể, nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu phải hạ điểm chuẩn, đôi khi chưa đến 5 điểm/môn đã có thể đỗ đại học.

Thế nhưng, đầu ra thì không đơn giản. Sau sự phấn khởi, hào hứng bước vào môi trường đại học, nhiều cử nhân ra trường ngơ ngác vì kiến thức mỏng, không sát thực tế, kỹ năng mềm không có, tìm được một công việc tốt, phù hợp với chuyên môn là vô cùng khó khăn.

Việc bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo lao động, thừa thầy thiếu thợ, thiếu thông tin hướng nghiệp… được coi là những nguyên nhân của tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường.

Tôi đã "dốc hết tâm can" tâm sự trước khi cháu mình nhập học. Câu chuyện bắt đầu bằng những kỷ niệm vui khi tôi vào đại học, thời sinh viên đầu tháng tung tăng mua sắm, cuối tháng ăn mì tôm vì trót tiêu hết tiền cha mẹ gửi…

Tôi cố gắng "cài cắm" vào đó chuyện đi thực tập, vật vã làm quen với công việc vì có quá nhiều điều mới và khác khi học ở trường; những tháng ngày nộp đơn xin việc khắp nơi mà không có hồi âm; vật vã vừa đi làm vừa tự học thêm, nâng cao chuyên môn, điều chỉnh trong nghề nghiệp…

Tôi nhắn gửi với cháu một thực tế: Đỗ đại học, theo đuổi ước mơ là điều tuyệt vời. Song, phải có trách nhiệm với ước mơ đó, tâm huyết với nó để bảo đảm mình là "hạt gạo trên sàng" sau khi tốt nghiệp. Sự khác biệt, thành công trông vào việc cố gắng và nỗ lực tự thân của mỗi người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo