xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải quyết bài toán giao thông

Bài và ảnh: CA LINH

ĐBSCL đang bước vào giai đoạn tăng tốc phát triển hạ tầng giao thông toàn diện với sự đầu tư mạnh mẽ từ Trung ương

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc từ giai đoạn 2021-2030 đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khu vực ĐBSCL có 1.256 km và quy mô 4 - 10 làn xe, bao gồm 3 tuyến trục dọc và 3 tuyến trục ngang.

Đầu tư mạnh mẽ về giao thông

Trước năm 2021, ĐBSCL hoàn thành 121 km đường cao tốc và đã khai thác. Trong giai đoạn 2021-2025, tại khu vực triển khai 10 dự án thành phần với tổng chiều dài 532 km. Đến năm 2025, dự kiến hoàn thành khoảng 206 km, bao gồm 2 tuyến chính đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (dài khoảng 110 km) và dự án thành phần 1 đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu. Đến năm 2027, dự kiến hoàn thành thêm khoảng 226 km, nâng tổng số km đường cao tốc trong khu vực lên khoảng 553 km.

Giải quyết bài toán giao thông- Ảnh 1.

Giải quyết bài toán giao thông- Ảnh 2.

Đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành trong năm 2025

Về hàng không, khu vực ĐBSCL có 4 cảng hàng không, gồm: Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá và Phú Quốc. Theo quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ đến năm 2030 có công suất 7 triệu hành khách/năm, năm 2050 là 12 triệu hành khách/năm. Tương tự, năm 2030, Cảng Hàng không Cà Mau có công suất 1 triệu hành khách/năm và năm 2050 có 3 triệu hành khách/năm; Cảng Hàng không Rạch Giá là 0,5 triệu hành khách/năm vào năm 2030, đến năm 2050 là 1 triệu hành khách/năm; Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc là 10 triệu hành khách/năm vào năm 2030 và 18 triệu hành khách/năm vào năm 2050.

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực ĐBSCL có tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ dài 175 km. Hiện Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng xem xét, bổ sung vào quy hoạch đoạn tuyến kết nối Cần Thơ - Cà Mau.

Ở phương thức hàng hải, theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt năm 2021, khu vực ĐBSCL gồm 12 cảng biển: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Trong đó, cảng biển Sóc Trăng tiềm năng phát triển khu bến ngoài khơi cửa Trần Đề để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL. Đến năm 2030, hàng hóa thông qua các cảng biển khu vực ĐBSCL đạt 64 - 80 triệu tấn, hành khách từ 6,1 - 6,2 triệu lượt.

Đáng chú ý là dự án đầu tư xây dựng cảng Trần Đề, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo nghiên cứu triển khai đầu tư hợp phần nạo vét luồng và hệ thống đê chắn sóng cảng, tổng mức đầu tư khoảng 5.500 tỉ đồng. Hợp phần khu bến cảng Trần Đề đang được UBND tỉnh Sóc Trăng kêu gọi đầu tư, với tổng mức khoảng 30.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, Thủ tướng đã giao Bộ Quốc phòng chủ trì đầu tư dự án xây dựng cảng Hòn Khoai và đường nối từ đất liền ra cảng. Tổng mức đầu tư phần xây dựng cảng khoảng 15.000 tỉ đồng, phần đường nối từ đất liền ra cảng khoảng 17.000 tỉ đồng. Riêng dự án đầu tư kênh Quan Chánh Bố giai đoạn hoàn thiện và cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Ba Ngòi, sông Dinh có tổng mức đầu tư khoảng 3.363 tỉ đồng.

Riêng loại hình giao thông đường thủy, khu vực ĐBSCL được đầu tư các dự án: "Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam", tổng mức đầu tư 3.900 tỉ đồng; "Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền" qua tỉnh Đồng Tháp, tổng mức đầu tư 5.800 tỉ đồng; "Nâng cấp tuyến vận tải thủy Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau" đang nghiên cứu chuẩn bị đầu tư, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỉ đồng.

Quyết tâm làm

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết cảng biển Trần Đề có nhiệm vụ phục vụ cho cả vùng ĐBSCL, dự án nằm trong quy hoạch của cảng biển Việt Nam và Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị cũng xác định đây là cảng biển cửa ngõ vùng ĐBSCL.

Liên quan dự án này, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đây xem xét trình Chính phủ hỗ trợ 19.000 tỉ đồng vốn của nhà nước để đầu tư làm cầu dẫn, nạo vét luồng và hạ tầng cơ bản khác nhưng đến nay địa phương chưa nhận được ý kiến của các bộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nói: "Nếu có vốn 19.000 tỉ đồng để làm cầu dẫn, nạo vét luồng và hạ tầng cơ bản thì sẽ có nhà đầu tư vào dự án. Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư tiếp cận, xin tham gia dự án nhưng tỉnh chưa có ý kiến vì nhà đầu tư chủ yếu đến từ nước ngoài". Ông Trần Văn Lâu rất mong Thủ tướng, các bộ, ngành quan tâm, định hướng để tỉnh thực hiện tiếp dự án.

Trong khi đó, theo ông Trương Cảnh Tuyên, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, ngoài quy hoạch được Bộ Xây dựng lập, để bảo đảm tính kết nối, đề xuất Bộ Xây dựng làm thêm một số dự án. Trong đó có việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ Nam Sông Hậu nối từ TP Cần Thơ đến Sóc Trăng và Bạc Liêu. Đây là tuyến đường rất quan trọng men theo sông Hậu, kết nối 3 địa phương cũng như các tuyến cao tốc và ven biển.

"Để phát huy được các cảng sông, cảng biển trên sông Hậu, qua liên hệ với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, 2 đơn vị hợp tác rất tốt nhưng quan trọng là phải nạo vét luồng Định An để tạo điều kiện cho tàu có tải trọng lớn vào sông Hậu" - ông Trương Cảnh Tuyên nói.

Vừa qua, trong cuộc họp về các dự án giao thông trọng điểm phía Nam tổ chức tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng khu vực ĐBSCL có nhiều tiềm năng, thế mạnh nhưng còn yếu về hạ tầng giao thông. Chính vì vậy, thời gian qua, Chính phủ dành nguồn lực đầu tư triển khai hàng loạt dự án giao thông trọng điểm.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Giải quyết được 5 phương thức giao thông (đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt) thì ĐBSCL thoát nghèo. Do đó, chúng ta phải quyết tâm làm, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành".

Về đường bộ, Thủ tướng chỉ đạo hết nhiệm kỳ này, ĐBSCL có 600 km đường cao tốc và phấn đấu tới năm 2030 có ít nhất 1.300 km, cao hơn dự kiến trước đây gần 100 km. Về hàng không, mở rộng sân bay Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá, các địa phương phát huy tinh thần chủ động, tiến hành giải phóng mặt bằng.

Về đường biển, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể trong việc triển khai các dự án cảng lớn gồm Cái Cui, Trần Đề, Hòn Khoai. Đối với đường sông, quy hoạch đã có, Bộ Xây dựng thiết kế mẫu các cảng thủy nội địa, nhằm để các tỉnh rà soát, chủ động quyết định những dự án theo thẩm quyền.

Về đường sắt, Thủ tướng chỉ đạo chuẩn bị khởi công đường sắt TP HCM - Cần Thơ trong năm 2027, Cần Thơ - Cà Mau trong năm 2028. 

Nhiều dự án đường cao tốc hoàn thành trong năm 2025

Tiến độ các dự án đường bộ trọng điểm triển khai tại ĐBSCL đang được đẩy nhanh. Trong đó, đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài 110 km, đường cao tốc Cao Lãnh - Lộ Tẻ, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận, dự án cầu Rạch Miễu 2 tiến độ hoàn thành năm 2025.

Đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 191 km đang rút ngắn tiến độ, hoàn thành trong tháng 7-2026. Đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu tiến độ hoàn thành năm 2027 (riêng thành phần 1 qua tỉnh Đồng Tháp địa phương đăng ký rút ngắn tiến độ hoàn thành trong năm 2025).

Đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh đang hoàn thiện thủ tục để khởi công vào tháng 6-2025.

Giải quyết bài toán giao thông- Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo