xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Talkshow: Kết nối đào tạo với tuyển dụng sao cho hiệu quả?

Huy Lân

(NLĐO) - Lúc 14 giờ 30 phút ngày 26-10, Báo Người Lao Động tổ chức chương trình toạ đàm “Kết nối đào tạo với tuyển dụng sao cho hiệu quả?” với sự tham gia của đại diện các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp.

Chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết mối quan hệ cung – cầu lao động luôn là vấn đề lớn của nền kinh tế nước ta, gắn chặt với chiến lược đào tạo trong hệ thống cơ sở giáo dục, trường nghề với nhu cầu tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực của cộng đồng doanh nghiệp trong nước.

Làm thế nào để đào tạo sát với nhu cầu thực tế, tránh tình trạng thừa - thiếu gây lãng phí xã hội? Làm thế nào để chuyên môn, tay nghề của lao động qua đào tạo đáp ứng công việc tại đơn vị tuyển dụng? Hạn chế tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành nghề ra sao? Làm thế nào để giữ chân lao động giỏi?…

Talkshow: Kết nối đào tạo với tuyển dụng sao cho hiệu quả? - Ảnh 1.

Talkshow: Kết nối đào tạo với tuyển dụng sao cho hiệu quả?

Hàng loạt vấn đề sẽ được đặt ra cần lời giải đáp của những người trong cuộc. Tham gia chương trình talkshow có:

- Ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền

- TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

- Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính- Marketing

- Thầy Nguyễn Hữu Thọ - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Du lịch Sài Gòn

Toạ đàm "Kết nối đào tạo với tuyển dụng sao cho hiệu quả? Là hoạt hoạt động cuối trong chuỗi chương trình "Đưa trường học đến thí sinh"- năm 2023 của Báo Người Lao Động. Chương trình được tường thuật trực tuyến tại nld.com.vn.

16:39 ngày 26/10/2023

Kết nối chặt chẽ: Doanh nghiệp - nhà trường - sinh viên

MC: Để đào tạo gắn sát với tuyển dụng hơn nữa, về chiến lược chung của quốc gia, về phương pháp đào tạo và về giải pháp doanh nghiệp, chúng ta phải làm gì?

Ông Phan Văn Tâm cho rằng công việc tốt cần bắt đầu từ đam mê. Hàng năm đều có các dự báo về xu hướng phát triển các nhóm nghề nghiệp khiến học sinh không khỏi lo lắng. Theo tôi, cần có hội thảo cởi mở hơn về vấn đề xu hướng việc làm trong tương lai. Cần có những minh chứng bằng số liệu, thông tin cụ thể...

Về tỉ lệ thất nghiệp, cần xem xét cụ thể là gì, chủ động thất nghiệp trong thời gian ngắn hay không tìm được việc vì lý do này, lý do khác... 

Xu hướng chọn ngành ngân hàng của học sinh hiện nay lại bắt theo xu hướng mà nhiều khi không xuất phát từ năng lực, sự phù hợp.

Đồng ý với ý kiến ông Tâm, TS Trần Đình Lý cho rằng để đào tạo gắn sát với tuyển dụng, có 3 vấn đề quan trọng:

- Tương lai của sinh viên phải do các em quyết định. Các em cần công cụ, phương pháp đánh giá khả năng, năng lực, sở trường của mình. Do vậy, công tác hướng nghiệp là vô cùng quan trọng.

- Hai đối tượng phải bắt tay nhau là nhà trường và doanh nghiệp

- Sức mạnh truyền thông

Còn theo thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, cần có sự kết nối ở phạm vi lớn, liên ngành với nhau để mục đích cuối cùng là đào tạo đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.

Ngoài ra, trong chiến lược hợp tác nhà trường - doanh nghiệp, các bên cũng cần ngồi lại với nhau chia sẻ hàng năm để có những ý kiến, góp ý để các trường đánh giá chung, từ đó điều chỉnh chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho sinh viên để sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được thị trường lao động ở từng vị trí việc làm; sinh viên cũng thể hiện giá trị của mình đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp

Thầy Nguyễn Hữu Thọ thì cho rằng kết nối là công việc dài hơn, không chỉ nhà trường với doanh nghiệp mà nhà trường với sinh viên, doanh nghiệp với sinh viên... để người học có sự lựa chọn đúng đắn, nhà trường đào tạo được nhân lực chất lượng, doanh nghiệp tuyển dụng được nhân sự đạt yêu cầu.

16:31 ngày 26/10/2023

Chạy theo ngành "hot", sinh viên quên mất đam mê

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố (Falmi), trong hơn 32.300 người đang tìm việc, lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm gần 77% và gặp nhiều khó khăn hơn các nhóm khác.

TS Trần Đình Lý cho rằng số sinh viên thất nghiệp chủ động ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Từ xin việc, tìm việc, sinh viên bắt đầu chọn việc nhiều hơn. Thất nghiệp chưa chắc là xấu, đôi khi đây là giai đoạn sinh viên đang lựa chọn, cân đo đong đếm công việc tốt nhất.

undefined - Ảnh 1.

ThS Phụng nhấn mạnh việc chọn nghề phải theo sở thích, đam mê của sinh viên

Chia sẻ về việc nhiều sinh viên ra trường không thể bám trụ với nghề, ThS Phụng cho biết những năm gần đây, sinh viên mải mê chạy theo những ngành học trào lưu mà quên đi đam mê, sở thích của mình.

"Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp rất quan trọng. Nếu học ngành không thích, sinh viên vẫn có thể tốt nghiệp, nhưng đối mặt với doanh nghiệp, sinh viên không thể bộc lộ năng lực bản thân" - bà Phụng khẳng định.

Theo ThS Phụng, quá trình thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên rất quan trọng. Trong quá trình thực tập hoặc quá trình xin việc, sinh viên nên chấp nhận thử sức ở những lĩnh vực gần với chuyên ngành đào tạo. Và thái độ chính là chìa khóa để doanh nghiệp lựa chọn lao động.

16:28 ngày 26/10/2023

Thị trường rất cần lao động có tay nghề vừa phải

undefined - Ảnh 1.

Là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân bón và giải pháp canh tác cho ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phan Văn Tâm cho biết tại doanh nghiệp, lực lượng kỹ sư tay nghề cao chiếm khoảng 20%, còn lại là lao động từ trung cấp trở lên. 

"Lĩnh vực nào cũng vậy, luôn những doanh nghiệp cần tay nghề vừa phải. Bằng chứng cho thấy nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thiên về bán hàng, kinh doanh F&B luôn tuyển dụng lao động trình độ trung cấp, cao đẳng" - ông Tâm nhận định. 

Đồng quan điểm, đại diện Trường CĐ Kỹ thuật - Du lịch Sài Gòn cho biết các bậc học luôn có nguồn nhân lực nhất định với thị trường lao động. Không chỉ học ĐH mới có thể dễ dàng xin việc làm. 

Thế mạnh của chương trình giáo dục nghề nghiệp là sinh viên tập trung rèn luyện tay nghề, khi ra trường có thể làm việc ngay. Với sinh viên trường nghề, sự chủ động là điểm cộng để dễ dàng tìm việc làm. 

"Thất nghiệp là điều đương nhiên, nhưng người lao động phải chịu khó thích nghi thử sức ở những vận hội mới. Lý do vì sao có hơn 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, đó là nhu cầu lao động của doanh nghiệp rất lớn, đặc biệt là lao động có tay nghề vừa phải" - ông Nguyễn Hữu Thọ nói

16:03 ngày 26/10/2023

Đặt hàng đào tạo cũng khó tìm người học

Theo kết quả khảo sát thị trường của Navigos Search, một số nhóm ngành nghề sẽ có nhu cầu tuyển dụng tăng thời gian tới, gồm: bất động sản khu công nghiệp, cảng biển và xuất nhập khẩu, ngành sữa, ngân hàng (các vị trí liên quan đến chuyển đổi số), lương thực - thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, dệt may, công nghệ thông tin, năng lượng, dầu khí, xây dựng (phân khúc nhà xưởng, khu công nghiệp và hạ tầng). Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng giảm như ngân hàng, bán lẻ bất động sản thương mại, chế biến gỗ nội thất và ngành thép.

Vậy tình hình đặt hàng đào tạo của các doanh nghiệp đối với nhà trường ra sao? Các ngành nêu trên có đơn đặt hàng không?

Thầy Nguyễn Hữu Thọ

Người học - Trường - Doanh nghiệp có mối quan hệ trực tiếp. Trong đó, trường học cần trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp để cập nhật chương trình đào tạo, tạo sự yên tâm cho người học.  

Người học khi chọn học hệ giáo dục nghề nghiệp thì phải ra trường đi làm được ngay. Ở trường, chương trình đào tạo đều có sự tham gia của doanh nghiệp, giáo viên của trường cũng làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp.

undefined - Ảnh 1.

Thầy Nguyễn Hữu Thọ chia sẻ tại talkshow

Ngoài chuyên môn, người học cần có đạo đức, tác phong tốt trong doanh nghiệp.

TS Trần Đình Lý

Ở trường, ngành chế biến lâm sản luôn được doanh nghiệp săn đón tuyển dụng.

Hợp tác đặt hàng, doanh nghiệp cũng rất cần chuyên gia sâu - rộng. Đây là mối hợp tác mà trường đang triển khai với các doanh nghiệp. Nhiều giảng viên của trường đang là chuyên gia tại nhiều doanh nghiệp.

Khi hợp tác với doanh nghiệp, trường tiếp nhận được các yêu cầu đặt hàng, thậm chí nhiều doanh nghiệp trả học phí cho người học. 

Nhiều doanh nghiệp cũng cấp học bổng cho sinh viên và cũng không ràng buộc sinh viên phải làm việc cho doanh nghiệp. 

Một dạng đặt hàng tiếp theo là thông qua các dự án nghiên cứu. Nhiều doanh nghiệp rất quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại để nghiên cứu.

Cuối cùng là đặt hàng đào tạo. Có những doanh nghiệp lớn đặt hàng đào tạo chuyên về kinh tế nông nghiệp để gắn liền chuyên môn sâu họ đang cần và phát triển thị trường quốc tế. Họ cần nhân lực đó để tham gia đấu thầu quốc tế.

Ông Lý đề xuất: doanh nghiệp cần, địa phương cần thì nên đặt hàng đào tạo tại chỗ. 

undefined - Ảnh 2.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng:

Không phải có những ngành có yêu cầu thấp đi mà là do doanh nghiệp đòi hỏi cao hơn. 

Các em học sinh, sinh viên đa phần không biết học ngành này ra trường làm gì, ở đâu. Sinh viên phải hiểu là tùy vào từng chuyên ngành khác nhau sẽ làm việc ở những vị trí khác nhau. Chẳng hạn như ngành tài chính - ngân hàng, các doanh nghiệp luôn đặt hàng, chú trọng yêu cầu ở lĩnh vực công nghệ tài chính. 

Một ngành khác khá hay là bất động sản. Hiện nhu cầu tuyển dụng rất cao nhưng khó tuyển sinh, buộc doanh nghiệp phải tuyển dụng nhân lực trái ngành... 

"Tôi cho rằng Chương trình "Đưa trường học đến thí sinh của Báo Người Lao Động" đang đi đúng hướng và cần làm sớm để định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho học sinh từ khi buốc vào bậc THPT" - bà Phụng nói.

15:54 ngày 26/10/2023

10 năm liền, thủ khoa Trường ĐH Nông Lâm TP HCM luôn thuộc ngành Thú y

TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho rằng ngành Thú Y đã và đang "chiếm sóng", sinh viên tốt nghiệp ngành này có cơ hội việc làm cao, thậm chí ssau khi ra trường có thể khởi nghiệp, kinh doanh về mô hình chăm sóc thú cưng. 

Trong số 36 ngành mà trường đang đào tạo, TS Trần Đình Lý chỉ ra 2 ngành trọng điểm nhất là thú y và lâm nghiệp. 10 năm liền, 10 khoa của trường luôn ở ngành thú y, điều này chứng tỏ nhu cầu sinh viên theo học và chất lượng sinh viên đầu vào rất cao. 

undefined - Ảnh 1.

TS Trần Đình Lý

Nói về ngành lâm nghiệp, TS Lý nhận định học ngành này không phải chỉ làm kiểm lâm. Thực tế cho thấy những năm gần đây, các doanh nghiệp liên quan đến lâm nghiệp luôn tìm đến trường để đặt hàng nguồn lao động. Thậm chí, để có sinh viên theo học ngành lâm nghiệp, doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ toàn bộ học phí. 

15:38 ngày 26/10/2023

"Khát" nguồn nhân lực, doanh nghiệp liên tục đặt hàng

undefined - Ảnh 1.

ThS Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau để nâng cao chất lượng sinh viên

Nói về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, ThS Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết trong suốt 47 năm trường hoạt động, các nhóm ngành về quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, marketing,... luôn được sinh viên quan tâm.

Trong đó, 2 ngành "hot" nhất là marketing và kinh doanh quốc tế. Bằng chứng là điểm trúng tuyển 2 ngành luôn dẫn đầu nhiều năm qua.

15:37 ngày 26/10/2023

90% sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật - Du lịch Sài Gòn có việc làm sau tốt nghiệp

Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM (FALMI) dự báo lực lượng lao động của TP HCM trong năm 2023 là hơn 4,8 triệu người. Riêng quý IV-2023, TP HCM cần khoảng 75.500 - 81.500 lao động.

undefined - Ảnh 1.

Thầy Nguyễn Hữu Thọ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh, Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Du lịch Sài Gòn chia sẻ tại talkshow

Chia sẻ tại buổi Talkshow, thầy Nguyễn Hữu Thọ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh, Trường CĐ Kỹ thuật - Du lịch Sài Gòn, cho biết 90% sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đều có việc làm ngay, 10% sinh viên còn lại lựa chọn nâng cao tay nghề như liên thông các chương trình đào tạo hệ ĐH, du học nghề,...

Những năm gần đây, Trường CĐ Kỹ thuật - Du lịch Sài Gòn là đơn vị cung cấp nguồn lao động cho TP HCM.

Theo ông Thọ, một số nhóm ngành trọng điểm ở thị trường lao động hiện nay như: công nghệ kỹ thuật ô tô, du lịch khách sạn, thiết kế đồ họa, quản trị mạng,…

Để nâng cao tay nghề cho sinh viên, trường phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo thực hành, kỹ năng. Điều cốt lõi của việc đào tạo là làm sao để sinh viên có thể tìm được việc làm đúng chuyên ngành, đúng đam mê.

15:10 ngày 26/10/2023

Từ hướng nghiệp đến đào tạo

Cơ sở đào tạo điều chỉnh chương trình theo nhu cầu thị trường, thế thì khâu hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp phải như thế nào, thưa TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM?

undefined - Ảnh 1.

TS Trần Đình Lý

TS Trần Đình Lý, trả lời: Chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" của Báo Người Lao Động là 1 trong các công tác hướng nghiệp. Từ đó, việc tuyển đúng học sinh vào học ngành phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Một người đa năng làm được nhiều vị trí nhưng cũng có những ngành nghề đặc thù cần chuyên môn sâu để gắn bó lâu dài.

15:08 ngày 26/10/2023

Mời doanh nghiệp tham gia đào tạo

MC: Khi doanh nghiệp tuyển dụng đưa ra những yêu cầu về nhân sự đa năng, các cơ sở đào tạo nhân lực mà cụ thể là các trường ĐH, CĐ có sự thay đổi, điều chỉnh như thế nào về chương trình đào tạo để đáp ứng?

undefined - Ảnh 1.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng

Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, trả lời:

Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng những người có đủ trình độ và có khả năng bao quát ở nhiều vị trí khác nhau. Hiện nay, các cơ sở đào tạo đều có sự điều chỉnh về chương trình đào tạo để đảm bảo chuyên môn nền tảng, đáp ứng thực tế yêu cầu doanh nghiệp để tham gia thị trường lao động. Các trường đều mời doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo.

Các ngành nghề của các trường đều có sự liên thông với nhau để tốt nghiệp ngành thứ nhất có thể học thêm ngành thứ hai để bổ sung thêm kiến thức ở nhiều ngành nghề khác nhau.

Sự kết nối nhà trường - doanh nghiệp thể hiện trong việc xây dựng chương trình, thực hành nghề nghiệp. Sinh viên được tham gia sâu vào doanh nghiệp để hiểu doanh nghiệp hơn.

Các trường hiện nay đều có mô hình giáo dục thông minh để xây dựng các học liệu liên kết, liên thông với nhau nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức các em quan tâm.

Phương pháp đào tạo trực tuyến, học tại giảng đường giúp sinh viên trau dồi kiến thức, học tập thêm trên các nền tảng khác.

Đội ngũ giảng viên của các trường cũng nên đi đến các doanh nghiệp để hiểu về hoạt động thực tế, từ đó truyền đạt cho sinh viên.


15:02 ngày 26/10/2023

Cần nhân sự có khả năng bao quát

MC: Doanh nghiệp hiện nay có xu hướng tuyển dụng cá nhân đa năng, một người có thể đảm trách nhiều việc khác nhau; đổi lại, doanh nghiệp sẵn sàng có đãi ngộ xứng đáng cho họ. Xin được hỏi ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền: Quan điểm của cá nhân ông cũng như doanh nghiệp về xu hướng tuyển dụng này?

undefined - Ảnh 1.

Ông Phan Văn Tâm

Ông Phan Văn Tâm, trả lời: Để đào tạo một con người không chỉ có chuyên môn tốt mà còn đảm nhận được nhiều công việc khác là vấn đề doanh nghiệp quan tâm. Vì, nếu sinh viên ra trường, ngoài chuyên môn không có kiến thức khác là một hạn chế. Doanh nghiệp quan tâm cá nhân đa năng để có thể chuyển đổi, để phù hợp ngay với sự biến đổi không ngừng của xã hội.

Yếu tố chuyên môn là rất quan trọng, và khi các cá nhân đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẵn sàng trả lương cao.

Lên trên
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo