xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài toán chia sẻ kinh phí

Gia Thùy

Bước vào năm học mới, hầu hết trường ĐH công lập đã tăng học phí kịch trần với mức 290.000 đồng đến 340.000 đồng/tháng. Thế nhưng, số học phí tăng từ 50.000 đến 70.000 đồng so với trước đây được đại diện các trường cho rằng chỉ như “muối bỏ bể” so với chi phí đào tạo hiện đã tăng lên rất cao.

Bà Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM, cho rằng mức học phí tăng thêm sẽ góp phần giúp nhà trường bù chi phí đầu tư nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như tăng cường dạy ngoại ngữ, dạy kỹ năng mềm cho sinh viên, biên soạn giáo trình... Tuy nhiên, mức tăng như vậy vẫn còn thấp, chưa thể giúp cải thiện được đời sống giảng viên. “Cần phải tăng mức học phí để người học chia sẻ khó khăn với nhà trường” – bà Quỳ đề nghị.

 
Tăng học phí để tăng chất lượng đào tạo là yêu cầu thỏa đáng của cơ sở đào tạo nhưng về phía người học, nhất là ở những gia đình nghèo, tăng học phí lại là gánh nặng. Theo tính toán của một chuyên gia về giáo dục ĐH, mức đầu tư bình quân cho một sinh viên/năm ở nước ta hiện nay mới khoảng từ 500 USD đến 550 USD, trong khi ở Mỹ, năm 2004, mức đầu tư cho một sinh viên bình quân là 22.000 USD; các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế với 20 thành viên sáng lập, gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu) là 12.000 USD... Nếu VN tiếp tục duy trì mức đầu tư như trên, giáo dục ĐH cũng như chính chất lượng nguồn nhân lực VN sẽ không đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.
 
Do vậy, nhiều chuyên gia đề nghị tăng mức đầu tư lên khoảng 1.200 USD/sinh viên/năm, nghĩa là tăng khoảng hơn 2 lần so với hiện nay. Nhưng lấy 1.200 USD này ở đâu? Điều này liên quan đến bài toán chia sẻ chi phí trong tài chính giáo dục ĐH. Nghĩa là tỉ lệ chia sẻ chi phí cho: Phần ngân sách Nhà nước, phần người học phải chi trả và phần đóng góp của cộng đồng.
 
Trong bối cảnh hiện nay, ngân sách Nhà nước chi cho một sinh viên khó lòng tăng gấp đôi, cũng khó lòng kỳ vọng vào sự đóng góp của cộng đồng cho giáo dục ĐH. Điều này có nghĩa là để nâng chất cho giáo dục ĐH thì học phí ĐH công lập sẽ phải tăng. Và để giải quyết bài toán này, kinh nghiệm nhiều nước là triển khai chương trình cho sinh viên vay vốn. Chính sách này sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính và tăng cường trách nhiệm của chính sinh viên.
 
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, hiện có 1,67 triệu sinh viên được vay vốn theo chương trình cho sinh viên vay vốn, tuy nhiên, mục đích của việc vay vốn lại chưa rõ ràng và cũng chưa thể nói là đã tiếp cận đúng đối tượng sinh viên nghèo. Do vậy, đã có ý kiến đề xuất Nhà nước cần thiết lập thêm vài chương trình cho sinh viên vay vốn khác nhằm vào mục tiêu tăng thu nhập cho các cơ sở ĐH để bảo đảm mức đầu tư cho một sinh viên và mở rộng quy mô nền giáo dục ĐH.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo