xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Băn khoăn trường mới!

Lương Duy Cường

Thêm một trường ĐH tư thục được thành lập ở tỉnh Bình Dương. Thông tin này đã đem lại nhiều cảm xúc trái ngược nhau.

Sở dĩ có chuyện như vậy là vì trường ĐH mới thành lập này ít nhất sẽ có 7 đối thủ là các trường ĐH khác trên chính vùng đất Bình Dương chỉ vỏn vẹn 2.695 km2 và dân số chưa đến 1,5 triệu người, gồm: ĐH Quốc tế Miền Đông, ĐH Bình Dương, ĐH Thủ Dầu Một, ĐH Việt - Đức, ĐH Thủy lợi, ĐH Mở TPHCM,  ĐH Quốc gia TPHCM; chưa kể 6 trường CĐ và 12 trường trung cấp khác.

 
Năm học 2009-2010, toàn tỉnh Bình Dương có 21.672 học sinh THPT và 3.849 học viên bổ túc THPT. Nếu trừ đi số  học sinh không đậu tốt nghiệp, không tiếp tục đi học hoặc sẽ chọn thi vào các trường ĐH chuyên ngành có trụ sở ở các tỉnh, thành khác thì số lượng còn lại cho các trường ĐH trên địa bàn tỉnh Bình Dương không còn là bao.
 
Không có nhiều học sinh nội tỉnh để tuyển, chắc chắn các trường ĐH ở Bình Dương phải nhắm vào các tỉnh bạn. Điều này có viển vông không khi mà cạnh Bình Dương là TPHCM với hàng loạt trường ĐH tên tuổi; các tỉnh bạn như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận... cũng đều có trường ĐH riêng, thậm chí không chỉ có một mà 2-3 trường?
 
Bình Dương đang là tỉnh có nhiều trường ĐH nhất nước, nhưng ngay như Trường ĐH Thủ Dầu Một hoạt động trên nền móng cũ là một trường CĐ danh tiếng, chính sách tuyển dụng nhân lực cực “hot” (như người ngoài tỉnh cam kết về công tác ít nhất 5 năm thì ngoài lương và phụ cấp còn được trợ cấp 120 triệu đồng - 160 triệu đồng nếu trình độ từ tiến sĩ đến giáo sư; ngoài ra, còn tiền thuê nhà ở 1 triệu đồng/tháng; tiền tàu xe 1 triệu đồng/tháng; hỗ trợ 2,5 lần lương cơ bản...), thế nhưng sau hơn một năm nỗ lực xoay xở, trường cũng chưa có riêng được một hiệu trưởng cho đúng nghĩa mà vẫn phải do một phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm; đội ngũ giảng viên cũng chưa “săn” được vị giáo sư nào.
 
Có người lại lập luận rằng chuyện Bình Dương có thêm một trường ĐH trong trường hợp này nên hiểu theo một ý nghĩa khác. Bởi đây là trường ĐH được nâng cấp từ một trường CĐ.
 
Kiểu nâng cấp này đang là mục đích của nhiều trường CĐ cấp tỉnh. Lập luận như vậy là vì trong bối cảnh trường ĐH mọc ra như nấm của những năm qua, các trường CĐ khó đua nổi với các chiêu vét thí sinh của các trường ĐH.
 
Không tuyển được học sinh khiến thu không đủ chi, dẫn đến nguy cơ phá sản một trường học là rất dễ tiên lượng. Vì vậy, thay tên ĐH cho cái tên CĐ, tuy “bình mới rượu cũ” đấy nhưng việc tuyển sinh chắc chắn sẽ thuận lợi hơn.
 
Nói gì thì nói, nhiều người Bình Dương vẫn tự tin rằng họ đã khiến cho con em cả nước phải tập trung về đây vì những thành quả của sự năng động và thành công trong hoạt động công nghiệp.
 
Nếu trong tương lai, các trường ĐH ở Bình Dương đều thành những trường ĐH đẳng cấp này nọ như đề án của các trường này thì biết đâu con em cả nước lại sẽ phải kéo nhau về đây học chứ không phải là TPHCM hay Hà Nội?
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo