xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bạo lực học đường tăng do học sinh sợ không được đồng cảm

Phương Quỳnh

(NLĐO) - Khi gặp vấn đề, học sinh không tìm người hỗ trợ, chia sẻ mà có xu hướng tự mình giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hay các vấn đề trầm trọng hơn

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học" do Báo Tiền Phong phối hợp với các đơn vị tổ chức tại Trường THPT Marie Curie (quận 3, TP HCM) sáng 15-11. 

Theo ThS Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8), với mục đích giáo dục toàn diện học sinh, vừa dạy chữ vừa dạy người, các hoạt động trong nhà trường đóng vai trò quan trọng. Câu hỏi đặt ra là làm sao để học sinh tự tin chia sẻ với thầy cô ở các phòng tâm lý học đường? Bởi thực tế hiện nay, vẫn có tình trạng học sinh chưa tự tin giãi bày tâm lý với thầy cô của mình hoặc tìm đến phòng tư vấn tâm lý học đường.

Bạo lực học đường tăng do học sinh sợ không được đồng cảm - Ảnh 2.

Học sinh Trường THPT Marie Curie tham gia chương trình. Ảnh: Phạm Nguyễn

Thực tế, ở độ tuổi này, các em sẽ có nhiều câu hỏi "tại sao", như: tại sao mình nhắn tin mà bạn không trả lời, tại sao ba mẹ la mình, tại sao mình bị điểm thấp?... Các em có nhiều băn khoăn nhưng không dám chia sẻ vì sợ thông tin mình chia sẻ sẽ có nhiều người biết đến, nỗi lòng của mình sẽ không được đồng cảm. 

"Khi gặp vấn đề, các em không tìm người hỗ trợ, chia sẻ mà có xu hướng tự mình giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực hay các vấn đề trầm trọng hơn"- cô Hồng Anh nhận định.

Bạo lực học đường tăng do học sinh sợ không được đồng cảm - Ảnh 3.

Cần có sự kết nối giữa ban giám hiệu với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh. Ảnh: Phạm Nguyễn

Nhận định tư vấn tâm lý học đường hiện nay chưa thật sự hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng để công tác này đến gần hơn với học sinh, sự phối hợp giữa ban giám hiệu nhà trường với các thầy cô tư vấn tâm lý là rất cần thiết. Nếu để các thầy cô làm công tác tư vấn tâm lý học đường tự thân vận động mà không có sự hỗ trợ là rất khó. Ngoài ra, ban giám hiệu còn là cầu nối kết nối với các thầy cô giáo bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh. 

Về phía các thầy cô làm công tác tư vấn tâm lý học đường, bộ phận này phải nắm bắt kịp thời, đổi mới phương pháp tư vấn để gần gũi học sinh. Cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng và sự vào cuộc, đồng hành của nhiều cơ quan liên quan, tăng cường chính sách hỗ trợ thì việc tư vấn tâm lý học đường mới thực sự hiệu quả.

Theo Ban tổ chức chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học", dự kiến trong năm học 2023-2024, các chuyên gia tâm lý sẽ đến 20 trường THCS, THPT trên địa bàn TP HCM để chia sẻ, giao lưu, lắng nghe tiếng nói của học sinh trong mọi vấn đề. Ví dụ, câu chuyên ứng xử văn minh trên mạng xã hội, cảnh báo, ngăn chặn vấn nạn bạo lực học đường, kỹ năng phòng chống xâm hại, giảm stress trong học tập, chọn ngành chọn nghề. Thông qua đó, giúp các em có thêm kỹ năng để vượt qua tâm lý, tự tin giải quyết các vấn đề của mình và tập trung học tập một cách tốt nhất, để tự tin bước vào ngưỡng cửa ĐH và sau này ra đời trở thành công dân có ích.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo