xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh thành tích tái diễn

THẾ DŨNG ghi

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch nhận xét như vậy về cách tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay

* Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia rình rang, tốn kém và hình thức, không phản ánh đúng trình độ, kiến thức của học sinh, thưa ông?

- Ông Trịnh Ngọc Thạch: Có nhiều ý kiến cho rằng cần bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Còn quan điểm của tôi là kỳ thi này vẫn có giá trị nhất định và cần thiết. Có điều, kỳ thi này càng ngày càng phản ánh mặt trái như việc dồn ép 12 năm học vào một kỳ thi để đánh giá là không chính xác. Nếu cứ chạy theo cách thi THPT như hiện nay thì dứt khoát bệnh thành tích vẫn tái diễn. Nhiều nơi khác nếu cất công tìm đều có sự cố như cảnh trong clip ở Trường THPT Dân lập Đồi Ngô của tỉnh Bắc Giang vừa qua.

img
Nâng chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT là vấn đề các nhà giáo dục đặt ra hiện nay.
Trong ảnh: Thi tốt nghiệp năm 2012 ở một trường THPT tại TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Tôi đề nghị phải có đánh giá nghiêm túc về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xem xét tổ chức thi như vậy hiệu quả ra sao, được gì, mất gì, mất nhiều như thế thì thu được gì? Pháp luật hiện hành không quy định bắt buộc phải có kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia nên việc thay đổi có thể do Chính phủ hoặc Bộ GD-ĐT quyết định.

* Có thể không cần kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia mà các trường sẽ tự đánh giá và cấp bằng?

- Tôi cho rằng cần phải cân nhắc cẩn trọng. Không thể không thi tốt nghiệp THPT vì nếu làm vậy thì từng năm một phải quản lý chất lượng tốt, nếu không sẽ xảy ra tình trạng “chạy” điểm từng năm thì cũng không phản ánh đúng thực chất.

Theo tôi, nên giao cho các trường tự tổ chức kỳ thi để đánh giá chất lượng học sinh ra trường và mỗi trường có chất lượng riêng gắn với thương hiệu của mình. Lấy ví dụ như Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam có chất lượng cao hơn nhiều trường khác và chất lượng sẽ được công khai, kiểm chứng. Theo tôi, để các trường tự tổ chức kỳ thi sẽ gọn nhẹ, hiệu quả hơn.

* Ông đánh giá thế nào khi các kỳ thi tốt nghiệp THPT nhiều năm qua luôn xuất hiện tiêu cực?

- Với cách tổ chức và quan niệm thi cử như hiện nay thì chắc chắn năm nào cũng xảy ra sự cố. Cả nước dồn nén vào một kỳ thi, áp lực lớn và khi có áp lực lớn thì có sự cố là chắc chắn. Kỳ thi tốt nghiệp THPT có nhiều tiêu cực cũng xuất phát từ bệnh thành tích, nhất là đánh giá thành tích chất lượng giáo dục thông qua điểm số dẫn đến các trường đua nhau, các tỉnh đua nhau và sự cố xuất hiện là tất yếu.

* Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa trả lời chính thức về sự cố ở Bắc Giang, trong đó bộ trưởng cho rằng việc tung clip có thể ảnh hưởng không tốt đến thế hệ học sinh sau này?

- Tôi cũng có nghe Bộ trưởng Bộ GD - ĐT nói là vấn đề clip tung lên mạng sẽ gây dư luận, tâm lý xấu trong xã hội. Tôi nghĩ rằng việc học sinh tự phát tung lên như thế làm xã hội hoang mang, nhưng cũng phải nói đến mặt tích cực là cảnh báo cho xã hội có hiện tượng đó. Nếu không tung lên thì làm sao dư luận xã hội biết? Cách tốt hơn là thông báo và cung cấp clip cho cơ quan chức năng.

* Nhiều người lo ngại nếu không công khai mà chỉ báo cáo thì sẽ lại bị cho “chìm xuồng” hoặc xuê xoa như đã từng xảy ra đối với trường hợp thầy Đỗ Việt Khoa trước đây?

- Đúng là khi tung lên thì cơ sở xảy ra sai phạm sẽ bị “soi”, phê bình, kỷ luật nên người ta thường ỉm đi. Vì thế cũng cần phải có biện pháp nào đấy để công khai, công bố như gửi đến Quốc hội.

* Vậy theo ông là do sự yếu kém và vô cảm của cơ quan quản lý?

- Chức năng quản lý, giám sát của cơ quan quản lý đúng là có vấn đề.

Cần đổi mới kỳ thi tốt nghiệp

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng tính chất của kỳ thi tốt nghiệp phổ thông khác kỳ thi ĐH, CĐ. Ở kỳ thi này, thí sinh chỉ cần đạt ngưỡng điểm nhất định để đủ tốt nghiệp. Chính vì vậy, ông ủng hộ phương án bỏ kỳ thi tốt nghiệp, sáp nhập kỳ thi ĐH như đề án một kỳ thi vì cách tổ chức này sẽ giảm thiểu sự đầu tư không cần thiết.

Tuy nhiên, dưới góc độ một lãnh đạo của Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định không có nước nào không thi tốt nghiệp phổ thông, chỉ có điều làm sao cho kỳ thi tốt hơn, hiệu quả hơn. Việc đổi mới các kỳ thi ít ra cũng phải qua năm 2015, khi thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa.

Trong khi đó, PGS Văn Như Cương cho rằng cần cải tiến kỳ thi tốt nghiệp sao cho nhẹ nhàng, đơn giản. Chẳng hạn, thi học kỳ 2 nghiêm túc rồi cấp chứng chỉ hoàn thành 12 năm học cho thí sinh, hoặc nếu không thì sở GD-ĐT tổ chức kỳ thi gọn nhẹ chứ không phải tổ chức căng thẳng trên toàn quốc. Em nào có năng lực thực sự sẽ có đủ trình độ vào ĐH, vốn phải qua một kỳ thi nghiêm túc. Còn nếu em nào “đậu oan”, biết không thể thi ĐH thì có thể chọn con đường khác như trung cấp, học nghề...
H.L.Anh
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo