(1) Thí sinh cần học kỹ kiến thức cơ bản, sau đó mới giải bài toán;
(2) Thí sinh cần phân loại các dạng toán thi để có hướng ôn tập;
(3) Thí sinh cần tập giải toán với tốc độ nhanh để đảm bảo thời gian khi làm bài;
(4) Không nên dành quá nhiều thời gian để giải các bài toán khó, những dạng toán này chỉ chiếm phần rất nhỏ trong đề thi.
Thí sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản nằm trong SGK và sách bài tập Toán. Ngoài ra, các bạn cũng có thể ôn luyện và tích lũy kiến thức qua các trang ôn thi trực tuyến như Onthi.net.vn, Luyenthi.net.vn…
Trong đề thi đại học môn Toán có những phần câu hỏi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 10, 11: phương trình, bất phương trình, hệ phương trình (có chứa căn hoặc không có chứa căn), phương trình lượng giác, bất đẳng thức, hình học giải tích trong mặt phẳng, hình học không gian… Thí sinh cần phải có kế hoạch ôn tập những phần kiến thức này.
(1) Đầu tiên phải học và giải các bài toán cơ bản: quan hệ song song, quan hệ vuông góc, xác định thiết diện;
(2) Nắm được các yếu tố xác định, tính chất của các khối: chóp, trụ, cầu. Cách tính các yếu tố của chúng;
(3) Sau cùng mới giải các bài toán có tính chất tổng hợp (đề thi, bài tập ôn cuối năm);
(4) Dành thời gian tập vẽ hình chính xác, trực quan.
Một điều nữa các bạn thí sinh cần chú ý là đừng xao động vì những tin đồn, có người gần ngày thi cứ nói sẽ ra đề này, ra đề kia chỉ làm hoang mang tư tưởng, chưa bao giờ các tin đồn đó là chính xác. Tuần cuối cùng trước khi thi, phải “quán triệt”: không học thêm, không làm bài tập. Thay vào đó, phải đọc kỹ lý thuyết từ đầu đến cuối.
Chúc các bạn thành công!
Thang điểm đề thi đại học các năm
Phần khảo sát hàm số và những vấn đề liên quan (2 điểm) Phần hình học giải tích (2 điểm) Phần hình học cổ điển (1 điểm) Phần đại số và lượng giác (3 điểm) Phần tích phân và giải tích tổ hợp (2 điểm). |
Bình luận (0)