Trong buổi lấy ý kiến góp ý cho dự thảo trên của các phó, trưởng khoa, ban chuyên môn của Trường ĐH Kinh tế TPHCM tổ chức sáng 25-5, một số ý kiến cho rằng nhà trường đã có quá trình 35 năm hoạt động, bấy nhiêu năm trường vẫn lo được vấn đề giáo trình, bây giờ bộ lại có văn bản trong đó định nghĩa giáo trình là gì, yêu cầu đối với giáo trình... thì thực sự không cần thiết.
Xung quanh dự thảo này, đại diện một số trường ĐH cũng như giảng viên – những người trực tiếp biên soạn giáo trình cho rằng dự thảo này là không cần thiết và mang tính hình thức.
Nhiều bất hợp lý
Nhiều bất hợp lý của dự thảo đã được các lãnh đạo khoa của Trường ĐH Kinh tế TPHCM thẳng thắn góp ý. Đa số giảng viên cho rằng điều 12 của dự thảo quy định “tập thể tác giả chịu trách nhiệm nội dung về khoa học của giáo trình” là chưa phù hợp.
Theo các giảng viên, người chủ biên phải là người chịu trách nhiệm chính về nội dung của giáo trình. Bên cạnh đó, việc biên soạn một cuốn giáo trình không nên để quá nhiều người tham gia, nên giới hạn 2-3 người thực sự có chuyên môn đảm nhiệm.
Trong điều 10 của dự thảo quy định chủ biên hoặc đồng chủ biên giáo trình cho chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH, cao học phải có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc tiến sĩ.
Theo các giảng viên, rất nhiều thạc sĩ có trình độ chuyên môn rất tốt, có đủ khả năng biên soạn giáo trình. Bởi vậy, trong trường hợp bộ môn không có tiến sĩ thì thạc sĩ có chuyên môn cao có thể đảm nhận và điều này nên để hiệu trưởng quyết định.
Sinh viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM đọc giáo trình tại thư viện
Dự thảo cũng quy định hội đồng thẩm định lựa chọn giáo trình. Một số lãnh đạo khoa cho rằng việc lựa chọn giáo trình nên để tổ bộ môn quyết định bởi hội đồng thẩm định không thể bao quát hết được nội dung và kiến thức của môn học.
Bên cạnh đó, các giảng viên cũng đề nghị không nên quy định số trang của giáo trình được biên soạn phù hợp với thời lượng môn học, bởi kiến thức của một môn học không thể phụ thuộc vào số lượng tín chỉ...
Học thuật là việc của các trường
PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng những quy định về biên soạn giáo trình cho các trường ĐH không phải mới đây mới có, bản thân các trường ĐH đã có những quy định rõ về việc ban hành, sử dụng, thẩm định giáo trình. Do đó, dự thảo không cần thiết phải quy định chi tiết, cụ thể mà chỉ nên mang tính hướng dẫn, còn chi tiết thế nào thì nên để các trường quyết định.
Trường nào có sai phạm về việc biên soạn giáo trình thì trường đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì nước ta đã có Luật Xuất bản. Còn giảng viên làm giáo trình mà “đạo” văn thì trước hết người đó phải chịu trách nhiệm về đạo đức của người làm khoa học. Do đó, bộ không nên có những văn bản mang tính “trói buộc” các trường như dự thảo trên. |
Đáng ra, những quy định về giáo trình phải có từ sớm. Hiện ĐH Quốc gia TPHCM đã có những quy định rất rõ ràng về việc biên soạn giáo trình, nhuận bút giáo trình... và nhiều năm các trường vẫn thực hiện theo những quy định đó. Do vậy, văn bản của bộ chỉ như là một tài liệu tham khảo.
TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cũng cho rằng việc làm giáo trình là việc của các trường, bộ không nên đi quá sâu về vấn đề học thuật của các trường.
Nếu trường nào có sai phạm về việc biên soạn giáo trình thì trường đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì nước ta đã có Luật Xuất bản. Còn giảng viên làm giáo trình mà “đạo” văn thì trước hết người đó phải chịu trách nhiệm về đạo đức của người làm khoa học. Do đó, bộ không nên có những văn bản mang tính “trói buộc” các trường như dự thảo trên.
Bình luận (0)