xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ ngỏ kiểm định

Gia Thùy

Trong khi một số trường nỗ lực để đánh giá kiểm định chất lượng theo chuẩn quốc tế nhằm tự nâng cao chất lượng, thương hiệu của mình thì việc kiểm định, đánh giá của Bộ GD-ĐT thực hiện từ năm 2010 đến nay vẫn đang bỏ ngỏ.

 
img
 ĐH Quốc gia TPHCM đã có 7 chương trình đạt chuẩn AUN
 
Trong chỉ thị về việc tăng cường đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT yêu cầu đến năm 2010, ít nhất 80% các trường ĐH, 50% trường CĐ, 30% trường TCCN được kiểm định chất lượng... Tuy nhiên, đến cuối năm 2010, mới chỉ có 100/150 trường ĐH, 81/226 trường CĐ hoàn thành tự đánh giá; 40 trường đầu tiên hoàn thành việc kiểm định chất lượng, trong đó 20 trường được Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Thế nhưng, từ đó đến nay, việc kiểm định chất lượng giáo dục bị bỏ ngỏ theo kiểu “tự bơi”. Thậm chí, 20/40 trường hoàn thành kiểm định có đạt chuẩn hay không cũng rơi vào im lặng. Chính sự ngừng lại khó hiểu này đã khiến công tác kiểm định chất lượng tại các trường dang dở vì thiếu phương hướng, thiếu chỉ đạo, thiếu kinh phí lẫn kinh nghiệm…

Hiện nay, chỉ có ĐH Quốc gia TPHCM và ĐH Quốc gia Hà Nội tiến hành đánh giá kiểm định 11 chương trình đào tạo theo chuẩn Mạng lưới Các trường ĐH Đông Nam Á (AUN-QA), trong đó ĐH Quốc gia TPHCM có 7 chương trình đạt chuẩn. PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng cần phải có những bước đột phá trong công tác bảo đảm chất lượng theo hướng tiếp cận những xu hướng mới nhất của khu vực và quốc tế thì mới có thể khẳng định sự phát triển. Bảo đảm chất lượng phải là mối ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển vì chất lượng được xem là tiêu chí sống còn trong giáo dục ĐH.

Theo PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM, kiểm định là để nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó thu hút sinh viên giỏi vào học. Khi có nguồn thu, trường sẽ được đầu tư nhiều hơn, như vậy sẽ có danh tiếng. Chính vì vậy, trường ĐH này đã bỏ ra nguồn kinh phí lớn để thực hiện kiểm định theo chuẩn quốc tế và đã có 3 chương trình đạt chuẩn AUN-QA.

Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đủ kinh phí và sự quyết tâm để thực hiện kiểm định đánh giá khi Bộ GD-ĐT gần như buông lỏng công tác này. Với hệ thống giáo dục bao gồm hàng trăm trường ĐH mà các chương trình đạt chuẩn quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay, việc không có trường ĐH nào tại Việt Nam lọt vào tốp 100 trường ĐH hàng đầu châu Á là điều dễ hiểu.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, nếu không thực hiện kiểm định đánh giá theo chuẩn khu vực và thế giới thì sẽ không có sự đối sánh giữa các trường ĐH Việt Nam với các trường trong khu vực và trên thế giới. ĐH Việt Nam sẽ vẫy vùng trong “ao nhà” và chắc chắn sẽ không ai biết chúng ta đang ở đâu…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo