xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ thi tốt nghiệp THPT?

B.T.Th (Tổng hợp)

(NLĐO) - Nhiều bạn đọc cho rằng Bộ GD-ĐT nên tính đến phương án bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vốn cồng kềnh, tốn kém nhưng không phản ánh đúng trình độ học sinh.

img
Thí sinh TPHCM rời phòng thi sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Ảnh: Tấn Thạnh
 
Phát biểu tại buổi họp báo sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định “kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc”. Điệp khúc quen thuộc này được các vị lãnh đạo của Bộ GD-ĐT khẳng định cho đến tận hôm nay. Tuy nhiên, sau hàng loạt clip gian lận thi cử tại Trường THPT DL Đồi Ngô và tỉ lệ đậu tốt nghiệp gần xấp xỉ 100% tại nhiều địa phương, dư luận đang hết sức hoài nghi về chất lượng kỳ thi này.

Đẹp như mơ

“Những con số thể hiện sự dối trá đến mức không thể tưởng tượng được!” - bạn đọc vnguyen phải thốt lên như thế khi chứng kiến tỉ lệ tốt nghiệp cao chót vót năm nay. Theo đó, 98,97% thí sinh hệ THPT đậu tốt nghiệp, tăng gần 30% so với năm 2007 (năm đầu tiên thực hiện phong trào “Hai không”). Nhiều tỉnh đạt ngưỡng gần tuyệt đối như Hòa Bình (99,87%), Hậu Giang (99,87%), Cần Thơ (99,68)%, Thái Nguyên (99,62%)...

Bạn đọc Trung Thực cho rằng con số xấp xỉ 99,9% là “con số xấu xí”. Bởi trong một kỳ thi cấp quốc gia mang tính chất đánh giá, phân loại gần 1 triệu học sinh thì những con số xấp xỉ tuyệt đối trở nên không tưởng.
 
Bạn đọc bichvan hài hước: “Lại khổ giáo viên! Năm nay 99,87% thì năm sau phải phấn đấu 99,99%. Những em rớt chỉ do bỏ thi mà thôi. Năm nay làm ngơ cho các em chép bài đã cắn rứt lương tâm lắm rồi, còn sang năm phải lạy các em đi thi mới khổ. Còn phụ huynh nào có con em thi tốt nghiệp thì hãy yên tâm, đến ngày thi cứ ở nhà sẽ có giáo viên đến đón đi thi”.
 
Theo bạn đọc Tư Café, những con số 95-99,9% đậu tốt nghiệp là kết quả của sự nới lỏng quy chế thi của Bộ GD-ĐT, sự thông đồng, dễ dãi của lãnh đạo các hội đồng thi, sự tiếp tay của người coi thi và sự gian lận của thí sinh. “Đây là kết quả của một kỳ thi bát nháo. Nó chỉ có tác dụng giải niềm khao khát thành tích của những người làm lãnh đạo ngành giáo dục” - bạn đọc Tư Café nói.

Đừng cào bằng thành tích
 
Đa số bạn đọc cho rằng không cần thiết phải duy trì một kỳ thi nặng về hình thức mà chỉ để tô hồng “chiến công” của ngành giáo dục.
 
img
Thí sinh sử dụng phao thi tại Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô (Bắc Giang)
 
Một bạn đọc cho biết thi xong, chưa kịp mừng đã thấy lo bởi một kỳ thi gian dối và hình thức, tốn kém mà hiệu quả thấp, để rồi tiếp nối là kỳ thi vào ĐH căng thẳng quá mức để cho ra lò những cử nhân tốt nghiệp ĐH nhưng thiếu kỹ năng làm việc. 
 
Còn theo bạn đọc Lê Hải Sơn, đây mới chỉ là kết quả khi chưa chấm phúc khảo. Sau khi phúc khảo thì kết quả sẽ cao hơn nữa. Như vậy chỉ có em nào không thi hoặc bị bệnh chậm phát triển mới rớt. Tốn kém bao công sức, tiền bạc của xã hội mà khi có kết quả mọi người đều cảm thấy xấu hổ với những con số cao đụng trần như vậy thì cuộc thi trở nên vô nghĩa
 
“Với kết quả như thế thì cần gì phải tổ chức kỳ thi cho tốn kém ngân sách và tạo áp lực cho xã hội. Hãy dành khoản ngân sách đầu tư cho kỳ thi tốt nghiệp THPT để cấp học bổng tiếp sức những em học giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn. Làm như thế mới không để mất nhân tài trong tương lai và nước nhà sẽ có một nguồn nhân lực thật sự có chất lượng để đáp ứng kịp thời với sự phát triển chung của thế giới” - bạn đọc Nguyễn Phú Thịnh nói.
 
Bạn đọc Hoàng Duy đã nhiều lần coi thi tốt nghiệp THPT cho rằng với thực trạng hiện nay, đã đến lúc Bộ GD-ĐT bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, đưa vào xét như tốt nghiệp THCS để tránh lãng phí. Còn theo bạn đọc Thành Công, các đại biểu Quốc hội nên yêu cầu Bộ GD-ĐT công bố tổng số tiền đã bỏ ra cho một kỳ thi tốt nghiệp như năm nay.
 
“Tôi dám chắc chỉ riêng chi phí cho việc làm đề thi, tổ chức thi, bồi dưỡng giám thị coi thi, lực lượng bảo vệ, truyền thông đã tốn cả ngàn tỉ đồng. Cả ngàn tỉ để làm một cái việc thiếu thực chất mà hậu quả là bao thế hệ học sinh ảo tưởng mình học giỏi... Căn bệnh thành tích và giả dối chính là căn bệnh ung thư đã di căn và khó có thể loại bỏ. Thảm thương thay, cơ thể của các học sinh và gia đình đang bị di căn hoành hành. Họ cứ phải gồng mình lên kiếm tiền "học thêm, học thi" và chi cho thi cử nhưng di căn ngày càng trầm trọng”.

Vì vậy, bạn Tài Lanh cho rằng chúng ta đã từng mạnh dạn bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, phổ thông cơ sở thì nên chăng bỏ luôn kỳ thi tốt nghiệp phổ thông vì việc tổ chức thi như vậy không phản ánh được trình độ và năng lực của học sinh. Bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông để cho các trường ĐH sàng lọc trình độ của các em là một việc mà Bộ GD-ĐT nên làm. Một số bạn đọc khác cũng kiến nghị nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp mà căn cứ vào kỳ thi học kỳ và kết quả năm học lớp 12 để cấp chứng chỉ cho các em.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo