Theo đó, đến 1-2012, bộ đã đầu tư xây dựng xong và đưa vào sử dụng 16 phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc 7 lĩnh vực. Các phòng thí nghiệm trọng điểm nói trên được đặt tại 13 viện nghiên cứu, 3 trường ĐH thuộc 8 bộ/ngành và 1 tổng công ty. Các nhà quản lý, nhà khoa học đều khẳng định việc thành lập các phòng thí nghiệm trọng điểm là một chủ trương đúng đắn để tập trung đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu cho những hướng nghiên cứu mũi nhọn có tính chiến lược mà khó có thể thực hiện nếu dàn trải trong các phòng thí nghiệm nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm xây dựng và vận hành thử nghiệm, mô hình cũng bộc lộ không ít hạn chế, như: Thời gian đầu tư kéo dài khiến thiết bị thiếu đồng bộ, xuống cấp nhanh; hội đồng chuyên ngành hoạt động thụ động, ít hiệu quả; tổ chức bộ máy các phòng thí nghiệm trọng điểm chưa thống nhất ảnh hưởng đến tính tự chủ và hoạt động của phòng; hầu hết các đơn vị chủ quản chưa quan tâm đúng mức đến các phòng thí nghiệm trọng điểm... Do đó cần sớm có nhiều hướng giải quyết khắc phục những khó khăn này.
Bình luận (0)