xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần lắm sự chia sẻ!

YẾN ANH

Đối với các bé mầm non, đặc biệt là bé có biểu hiện rối loạn tăng động hay tự kỷ, cần phải có phương pháp dạy đặc biệt

Mấy ngày qua, thông tin bé Nguyễn Anh Phi (2 tuổi) bị cô giáo buộc vào ghế vì quá nghịch ngợm đã làm cho dư luận chú ý.

 
Dỗ dành không được, buộc vào ghế
 
Bé Nguyễn Anh Phi được gia đình gửi tới Trường Mầm non Little Angel, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Theo các cô giáo, bé hay cấu, cắn các bạn; gạt đồ ăn trên bàn… Các giáo viên đã thử rất nhiều cách như dỗ dành, ôm ấp mỗi khi bé quậy phá nhưng không hiệu quả.
 
Bà Trần Bích Lan, nguyên hiệu trưởng nhà trường, cho biết ngay từ những ngày mới nhận Phi, các cô đã nhận thấy bé có vấn đề về tăng động. Để sự nghịch ngợm của bé Phi không ảnh hưởng đến các bạn trong lớp, cô giáo đã buộc bé vào ghế và cho ngồi cách xa các bạn.

Ngày 23-1, các cô đã ghi vào sổ nhật ký của bé: “Vì con hay nghịch một mình, trèo lên kệ bàn nên cô giáo phải buộc vào ghế để con ngồi yên, bố mẹ có nhìn thấy qua camera thì cũng đừng lo. Khi ngồi vậy, con đã chịu học cùng các bạn, hát ê a cùng cô và dần quen với nếp ngồi ngoan”.
 
img
Nhà trường và gia đình cần có sự chia sẻ trong việc nuôi dạy trẻ. Ảnh: TẤN THẠNH

Trong hai ngày 15 và 16-3,  khi đến đón con, mẹ bé Phi phát hiện con mình bị buộc vào ghế nên lập tức đưa con về, sau đó đã tát vào mặt cô hiệu trưởng khi quay lại nói chuyện.
 

BÀ TRẦN BÍCH LAN, NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG:

Tôi chỉ còn nghĩ về cháu Phi

Điều quan trọng nhất là mọi việc đã ổn thỏa rồi, dư luận cũng nhìn nhận một cách công bằng, rộng lượng cho cả nhà trường và gia đình. Đó là điều tôi cảm thấy thanh thản nhất.


Suy nghĩ, trăn trở của tôi bây giờ chỉ là về cháu Anh Phi. Không biết sau này cháu sẽ học tập ra sao? Tôi không muốn nhắc đến sự việc nữa, hãy để cho mọi việc được khép lại.


Sau việc này, tôi vẫn tiếp tục ở lại trường và sẽ làm công tác tư vấn hay việc gì đó.

H.Thị ghi

Sau khi vụ việc xảy ra, bà Trần Bích Lan đã làm đơn xin từ chức và lãnh đạo Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy cũng đã yêu cầu bãi miễn chức vụ hiệu trưởng của bà Lan.
 
Tách khỏi bạn bè sẽ gây tác dụng ngược
 
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, cho rằng việc buộc bé Anh Phi vào ghế và để bé ngồi cách xa các bạn không phải là cách giáo dục hiệu quả.

Đối với các bé mầm non, đặc biệt là bé có biểu hiện rối loạn tăng động hay tự kỷ, cần phải có phương pháp dạy đặc biệt chứ không thể tách các bé khỏi bạn bè. “Trên thực tế, việc làm này có thể gây tác dụng ngược” – ông Lâm khẳng định.
 
Bác sĩ Lê Đào Nghĩa (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội) cho rằng rối loạn tăng động làm cho trẻ dễ bị bạn bè xa lánh, bỏ rơi. Vì thế, khi thấy trẻ có những biểu hiện của chứng rối loạn này, gia đình và nhà trường cần hiểu rõ tâm lý của trẻ để có cách giáo dục thích hợp.

Theo một chuyên gia tâm lý, đối với những bé mắc chứng tăng động hay tự kỷ, cần phải có những lớp học đặc biệt. Tuy nhiên, tìm được trường dạy riêng cho các bé như vậy rất khó và hiếm. Trong khi đó, tại các trường mầm non, các cô rất ngại nhận cháu mắc chứng tăng động hay tự kỷ với lý do “không thể quản nổi”. 
 
Thực tế, các cô giáo mầm non, nhất là các cô dạy trường tư thục, gặp rất nhiều áp lực trong việc nuôi dạy trẻ. Nếu không có sự chia sẻ của gia đình hoặc phụ huynh “khoán trắng” con mình cho các cô thì mâu thuẫn giữa nhà trường và phụ huynh trong việc nuôi dạy bé là không tránh khỏi.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo