xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Cắn răng” gởi con cho nhóm trẻ gia đình

HUY LÂN

Sự phát triển nhanh của các nhóm trẻ gia đình xuất phát từ nhu cầu thực tế, trong khi trường mầm non công lập không được tiếp tục xây dựng theo chủ trương xã hội hóa giáo dục

Những vụ hành hạ, ngược đãi trẻ em trong các nhóm trẻ gia đình gần đây khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Quy định một đằng, làm một nẻo

Anh Võ Văn Đạo, ngụ quận 9- TPHCM, bày tỏ: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngược đãi, hành hạ trẻ, theo tôi, xuất phát một phần từ chính sách, chủ trương của một số ngành liên quan”. Anh Đạo giải thích: “Tôi được biết trẻ chưa đủ 24 tháng tuổi sẽ không được đi học ở hệ thống trường công, gia đình phải tự lo giữ. Những gia đình không có điều kiện, chỉ còn biết gởi vào nhóm trẻ gia đình”.

Trong khi đó, quy chế nuôi dạy trẻ của Ủy ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em nêu rõ, các trường mầm non phải nhận trẻ từ khi người mẹ hết thời gian nghỉ thai sản. Nhưng thực tế, nhiều trường thậm chí không nhận trẻ dưới 18 tháng tuổi. Một cán bộ Phòng Giáo dục Mầm non Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết lứa tuổi này yêu cầu điều kiện chăm sóc cao, phải có nhiều cô có kinh nghiệm, đặc biệt việc giữ trẻ lứa tuổi này không an toàn. Riêng tại TPHCM, Sở GD-ĐT quy định trẻ từ 1 tuổi các trường mầm non công lập bắt buộc phải nhận. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng thực hiện quy định này.

Đó chính là lỗ hổng trong việc chăm sóc trẻ ở bậc học mầm non. Lỗ hổng này là cơ hội thuận lợi để các nhóm trẻ gia đình sinh sôi nảy nở, vượt quá sự quản lý của cơ quan chức năng.

Xã hội hóa... trật chìa!

Báo cáo kết quả 2 năm triển khai Nghị quyết 05/2005/CP về thực hiện xã hội hóa giáo dục và dạy nghề của UBND TPHCM cũng khẳng định trẻ học ở các nhóm trẻ không an toàn. Ai cũng biết điều này, song nó vẫn tồn tại và vẫn tăng nhanh về số lượng. Theo số liệu của Sở GD-ĐT TPHCM, năm học 2007-2008, toàn TP có khoảng 1.383 trẻ ở 718 nhóm trẻ gia đình, chưa kể các nhóm trẻ hoạt động không đăng ký.

Thêm vào đó, chủ trương xã hội hóa giáo dục không tiếp tục xây dựng các trường mầm non công lập đã tạo thêm thuận lợi cho nhóm trẻ gia đình phát triển nhanh. Chính chủ trương này đã làm khó người dân và vô tình tạo ra các mối hiểm nguy cho trẻ. Ở nhiều địa phương khó khăn, các cháu không có chỗ học buộc phải học ở các nhóm trẻ gia đình. Bà Lê Thị Hồng Liên, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, đã nhiều lần lên tiếng phản đối chủ trương nâng cao tỉ lệ trẻ ngoài công lập theo lộ trình xã hội hóa giáo dục của Bộ GD-ĐT trong khi chưa có chính sách thỏa đáng đối với khối mầm non tư thục. Bà Liên cho rằng trường công không đủ chỗ học, nhiều người dân dù biết là không an toàn cũng phải cắn răng gửi con vào các nhóm trẻ gia đình vì trường dân lập, tư thục có chất lượng thì thu tiền cao. Nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra trong thời gian gần đây đã bộc lộ điều đó.

Theo bà Liên, Nhà nước phải đầu tư mở rộng trường công, giáo viên phải là của Nhà nước vì khi giáo viên được học đầy đủ, bài bản mới làm được nhiệm vụ quan trọng này. Xã hội hóa ở đây là đóng góp thêm của phụ huynh để trả lương giáo viên. Bằng cách đó mới có thể quản lý, sắp xếp giáo viên tốt để bảo đảm an toàn cho trẻ.

Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng sự tồn tại của các nhóm trẻ gia đình là tạm thời nhằm giải quyết nhu cầu gửi trẻ của người dân khi các trường mẫu giáo chưa đáp ứng hết nhu cầu. Ngành chủ trương sắp tới các nhóm trẻ gia đình hoạt động tốt sẽ được tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, những nhóm không đạt yêu cầu sẽ phải đóng cửa.

“Tôi có cảm giác ngành giáo dục chưa thật sự quan tâm đến bậc học mầm non. Nhiều vụ bạo hành trẻ em trong các trường, nhóm trẻ thời gian gần đây đã thể hiện lỗ hổng lớn trong việc chăm sóc trẻ”.

Ông Tăng Cẩm Vinh (Phó trưởng Ban Văn hóa Xã hội HĐND TPHCM)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo