Học sinh đưa bảng điểm phổ thông trung học để được tư vấn chọn ngành tại triển lãm du học Mỹ do AAE tổ chức
Kết hợp nhiều yếu tố
Cựu du học sinh Lê Phương cho biết đã trải qua 3 công ty trong vòng 1 năm sau khi về nước từ khóa học ĐH và thạc sĩ về kinh doanh ở nước ngoài. Công việc cũng không dễ dàng gì. Khi lượng khách hàng giảm, Lê Phương phải gọi cho từng người và xin phản hồi; rồi tiếp thị đủ kiểu để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Còn H. Thu tốt nghiệp ĐH ngành quản trị kinh doanh tại Mỹ cũng đã trải qua 3 công việc chỉ trong 6 tháng về nước. Thu đang trụ lại công việc với mức lương 9 triệu đồng/tháng. So với khoản tiền đã bỏ ra du học thì chẳng thấm tháp gì.
Theo IDP, nhu cầu lao động của thị trường sẽ thay đổi theo từng thời điểm, do đó nên chọn ngành học phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân thay vì chỉ dựa vào nhu cầu lao động. Tạp chí giáo dục The Princeton Review - Mỹ cũng đưa ra lời khuyên: Nên chọn một ngành làm cho bạn yêu thích và có liên quan ít nhiều đến cuộc sống mà bạn muốn tạo dựng cho mình sau khi tốt nghiệp.
Tận dụng thế mạnh đào tạo từng nước
Cách chọn đúng ngành Tạp chí giáo dục The Princeton Review đưa ra một số khuyến nghị với học sinh bắt đầu chọn ngành như sau: Cần quên trường phổ thông đi. Các môn học bạn đã ghét khi còn học phổ thông sẽ phải đổi khác trong một khung cảnh giáo dục mới. Ở các khóa học hướng nghiệp bắt buộc trước khi vào ĐH, bạn hãy chọn những môn hấp dẫn mình để từ đó “bắt mạch” xem mình thích nghề nào. Nên nói chuyện với các cố vấn, thầy cô. Nói với họ điểm mạnh và các mối quan tâm của bạn. Họ có thể tư vấn ngành học làm bạn ham thích. Bạn cũng có thể xem đề cương bài giảng, các bài tập, sách… liệu có hấp dẫn được mình không? Hỏi các sinh viên lớp trên cũng là cách rất hay. Họ thật sự là các “chuyên gia” trong trường của bạn. Họ có thể nói cho bạn cách họ chọn ngành. Cũng nên hỏi các chuyên gia chính xác nghề nghiệp của họ đòi hỏi điều gì và có hay không liên quan đến ngành học... |
Bình luận (0)