xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cắt giảm lương, giáo viên chật vật qua ngày

HOÀNG LAN ANH - NGUYỄN THUẬN

Học sinh nghỉ học nhiều tháng liền khiến hàng ngàn trường ngoài công lập mất nguồn thu buộc phải giảm, thậm chí cắt lương giáo viên

Hà Nội hiện có 3.225 cơ sở giáo dục ngoài công lập với 45.642 giáo viên và nhân viên. Trong số này, có gần 40.000 người phải giảm lương, thậm chí cắt hẳn.

Trường tìm đủ cách vẫn khó

Cụ thể, có hơn 17.000 giáo viên không được hỗ trợ lương. Trong đó, giáo viên, nhân viên nhóm trẻ chiếm nhiều nhất với hơn 16.000 người, mầm non 490 người, cấp THPT 355 người, cấp tiểu học 38 người.

Bà Phạm Mai, hiệu trưởng một trường mầm non tư thục đóng tại quận Tây Hồ, Hà Nội, cho hay từ Tết đến nay, trường cho toàn bộ giáo viên nghỉ việc với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng. "Tôi biết là mức hỗ trợ này ít ỏi nhưng nhà trường cũng rất khó khăn, không có nguồn thu nào trong khi vẫn phải chi nhiều khoản để duy trì hoạt động. Nhiều đồng nghiệp của tôi không chịu nổi sức ép đã phải rao bán lại trường" - bà Mai bày tỏ.

Ở TP HCM, tình hình cũng không mấy khả quan. Ông Huỳnh Công Thái, Chủ tịch HĐQT Trường THCS-THPT Đông Đô (quận Bình Thạnh), cho biết dù nguồn thu không có nhưng trong tháng 2 đầu năm, trường vẫn trả đủ 100% lương cho giáo viên, tháng 3 thì giảm thu nhập 40%, trường dự tính tháng 4 sẽ cố gắng đưa về mức lương cơ bản tùy theo kinh nghiệm của từng giáo viên có bậc lương rõ ràng. Ngoài ra, giáo viên cũng có lương dạy trực tuyến.

Cắt giảm lương, giáo viên chật vật qua ngày - Ảnh 1.

Nhiều trường mầm non đăng tin chuyển nhượng Ảnh: YẾN ANH

"Trường ngoài công lập đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, để giữ được trường và việc làm cho giáo viên thì người đứng đầu phải xoay xở tốt. Vay ngân hàng thời điểm này cũng khó vì đa số đều yêu cầu có tài sản thế chấp. Giáo viên bị giảm thu nhập nhưng đây là tình hình chung nên mọi người đều thông cảm và hiểu. Trường sẽ có hỗ trợ lại giáo viên sau khi tình hình ổn định" - ông Thái nói.

Trong khi đó, Trường THCS-THPT Đào Duy Anh (quận 6) dù đang trải qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh nhưng trường vẫn giữ được thu nhập bảo đảm cho giáo viên cơ hữu với mức lương cơ bản. Riêng giáo viên thỉnh giảng trong tháng 2 bị giảm thu nhập nhưng qua tháng 3 thì ổn định hơn vì đa số các trường đều dạy trực tuyến.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết sắp tới sẽ phối hợp cùng Sở Tài chính tham mưu UBND TP giải pháp hỗ trợ các đơn vị, cơ sở giáo dục, đội ngũ giáo viên, nhân viên gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Giáo viên xoay nghề đắp đổi

Cô Nguyễn Thị Hoa, giáo viên một trường mầm non tư thực tại quận Cầu Giấy (Hà Nội), cho biết từ khi phải tạm nghỉ dạy vì dịch Covid-19, cô đã đưa con về quê Vĩnh Phúc trồng rau. "Về quê không có thu nhập gì, trong khi nhà trọ ở Hà Nội khóa cửa bỏ không. Dù dịch bệnh khó khăn nhưng chủ nhà trọ không giảm cho chúng tôi đồng nào" - cô Hoa than thở.

Đồng nghiệp của cô Hoa cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Các cô giáo này phải chuyển nghề để mưu sinh như nấu ăn, làm bánh bán hàng online cho nguồn khách chính là các phụ huynh của trường và những người thân quen. "Chúng tôi xác định lấy công làm lãi, nhờ người ở quê chuyển hải sản, thực phẩm sạch lên đây chế biến rồi bán hàng sống qua ngày chứ bây giờ cũng không biết phải làm thế nào" - cô Trần Thu Hương chia sẻ. 

Ồ ạt sang nhượng trường mầm non

Một đại diện của Công ty Bình Minh Education, đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển nhượng mầm non chuyên nghiệp tại Hà Nội, cho hay trong 2 tháng qua, hoạt động sang nhượng các cơ sở mầm non tư thục diễn ra tại hầu hết các quận, huyện.

Một chủ đầu tư trường mầm non tại khu đô thị An Hưng (Hà Đông, Hà Nội) vừa đăng thông tin sang nhượng cơ sở với giá 200 triệu đồng. Trường có diện tích mặt sàn 80 m2, đã được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ học tập. Chủ đầu tư này từng hy vọng với khoảng 20 học sinh, học phí 3 triệu đồng/tháng/cháu thì không bao lâu sẽ thu hồi được vốn đầu tư. Tuy nhiên, vì dịch Covid-19, trường không hoạt động, trong khi tiền thuê nhà 15 triệu đồng/tháng vẫn phải trả, tiền lãi ngân hàng phải nộp đều. Sức ép này khiến chủ đầu tư phải sang nhượng lại trường.

Một chủ trường khác ở quận Đống Đa cũng đăng tin chuyển nhượng trường với giá hơn 200 triệu đồng dù trường đã đi vào hoạt động 3 năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo