- Trước hết, cần nắm một số vấn đề cốt lõi sẽ gặp trong đề thi. Mặc dù kiến thức lịch sử ở lớp 12 rất rộng (cả lịch sử thế giới và Việt Nam) nhưng đề thi ĐH thường chỉ xoay quanh một số nội dung chính. Ví dụ với lịch sử thế giới thường gồm: Hội nghị Ianta, Liên Hiệp Quốc, Liên Xô, Trung Quốc, Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, quan hệ quốc tế, cách mạng khoa học-công nghệ…
- Tiếp đó, muốn nắm vững kiến thức, các em nên học theo từng giai đoạn lịch sử và học theo phương pháp chia nhỏ. Mỗi giai đoạn chia ra thành các đề mục, mỗi đề mục sẽ gồm các ý… Ví dụ với lịch sử Việt Nam thì cần chia làm 5 giai đoạn chính: 1919-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1975, 1975 đến nay. Mỗi giai đoạn sẽ có những nội dung cốt lõi cần phải nắm.
- Biết liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Bởi nội dung của chương trình lịch sử phổ thông có 2 phần riêng biệt nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu biết liên kết 2 phần này thì chắc chắn sẽ hiểu sâu sắc hơn những vấn đề của lịch sử. Ví dụ đề từng có câu: “Nêu những sự kiện thể hiện tình đoàn kết chiến đấu giữa Lào và Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Pháp và Mỹ?”. Nếu không biết liên kết thì sẽ làm bài lệch lạc và sẽ không có điểm cho câu này.
- Biết xử lý tình huống lịch sử. Nghĩa là không phải học tủ, đoán mò mà phải nắm vững những vấn đề cơ bản của lịch sử để có thể xử lý mọi tình huống có thể ra khác nhau trong một câu của đề thi. Tùy theo yêu cầu của đề mà học sinh phải biết xử lý sao cho phù hợp.
Tóm lại, học lịch sử bắt buộc phải chịu khó, không phải chỉ học vài bài, vài câu là đủ mà phải biết chắt lọc những vấn đề quan trọng nhất của chương trình, biết tổng kết lại những kiến thức đã học sao cho học đến đâu chắc đến đó.
Bình luận (0)