xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chịu thua bạo lực học đường?

Yến Anh

Chuyện tuổi học trò tổ chức đánh nhau tập thể, thậm chí giết nhau… xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khi đó, từ xã hội đến nhà trường và gia đình vẫn chưa tìm ra được giải pháp ngăn chặn hữu hiệu

img
Hình ảnh bạo lực trong tuổi học trò xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng
Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, một học sinh lớp 10 của Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi bị đâm chết vào chiều 6-12.

Không khỏi lo lắng

Trong giờ học thể dục chiều 5-12, Phạm Ngọc Hương, học sinh lớp 11B Trường THPT Trần Kỳ Phong (huyện Bình Sơn), đá bóng văng vào lớp của Lê Văn Khải, lớp trưởng lớp 11B2. Sau đó, khoảng 17 giờ cùng ngày, Khải cùng đồng bọn vây đánh Hương ngay trước cổng trường. Do uất ức, chiều hôm sau (6-12), Hương rủ Trần Vân Khoa (SN 1995) và Hồ Ngọc Khải (SN 1995), cùng học lớp 10B4 Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện Bình Sơn, đang ngồi nhậu trước cổng Trường THPT Trần Kỳ Phong, đi tìm nhóm của Lê Văn Khải để trả thù. Khi gặp nhau, sau lời qua tiếng lại, hai nhóm lao vào đánh nhau. Lúc đó, Hưng, một đối tượng trong nhóm của Lê Văn Khải, dùng dao đâm vào ngực làm Trần Vân Khoa bị trọng thương và chết trên đường đi cấp cứu.

Cũng trong ngày học sinh Trần Vân Khoa bị đâm chết, dư luận không khỏi bức xúc vì một đoạn clip được đăng tải trên YouTube. Trong clip, với “vũ khí” là những chiếc giày cao gót, 3  nữ sinh lao vào đấm, đá vào đầu một bạn học kèm theo những lời chửi tục. Trước trận đòn kinh hoàng với những chiếc giày gót nhọn hoắt đập vào đầu, nữ sinh bị đánh chỉ biết cúi mặt xuống đất chịu đòn. Đến khi nữ sinh bị đánh gục xuống đường, chảy máu nhiều ở mặt, 3 nữ sinh vẫn chưa chịu buông tha, tiếp tục lao vào đánh bạn cho đến ngất mới thôi.

Vụ hành hung này xảy ra tại thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên vào ngày 18-11. Do quá hoảng sợ trước trận đòn tập thể, nữ sinh bị đánh không dám đến trường đến tận khi bị công an triệu tập. Điều bất ngờ là cả 3 nữ sinh đánh bạn đều là những học sinh đang học lớp 11 của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đồng Hỷ, gồm: Đoàn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Huyền, Trương Hồng Yến.

Bất cứ ai xem đoạn clip này cũng gai người vì sự bất nhẫn của đám nữ sinh khi hành hạ người bạn trong trận đòn tập thể kinh hoàng. Những hình ảnh chạm vào trái tim của người xem khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng về những bất trắc khi con em mình đến lớp mỗi ngày.

Mới đây nhất, sáng 8-12, 3 nữ sinh Trường THCS Trương Văn Ngư, quận Thủ Đức - TPHCM đã đánh bạn cùng lớp dã man. Theo một người dân chứng kiến vụ việc, 3 nữ sinh này dừng xe ngay ngã ba đường 19 và đường số 9 (phường Linh Tây, quận Thủ Đức). Cùng lúc này, học sinh N.T.T chạy xe đạp qua liền bị 3 nữ sinh lao ra đánh túi bụi. Đến khi cảnh sát khu vực xuất hiện, vụ hành hung mới dừng lại. Thầy Trần Đình Tuế, Hiệu trưởng Trường THCS Trương Văn Ngư, xác nhận em T. và 3 nữ sinh đánh bạn cùng học lớp 8/5 tại trường.
img
Ba nữ sinh đánh dã man bạn học cùng lớp ở quận Thủ Đức – TPHCM sáng 8-12. Ảnh: Đăng Lê

Kỷ luật nghiêm để biết sợ

Không phải đến thời điểm này dư luận mới lên án tình trạng bạo lực học đường. Cách đây hơn một năm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân từng chủ trì một cuộc hội thảo bàn về các giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Công an, Bộ

GD-ĐT, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam. Nhiều giải pháp đã được nêu ra nhưng sau đó, tình trạng bạo lực học đường dường như không có chiều hướng giảm, thậm chí lại còn tăng lên trong thời gian gần đây.

Dưới góc độ của người làm giáo dục, cũng là một chuyên gia tâm lý, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, phân tích bạo lực học đường gia tăng do thiếu sự tôn trọng trong ứng xử giữa bạn bè. Người nào cũng muốn khẳng định mình, muốn là người chiến thắng và cách thích hợp được lựa chọn là trấn áp bằng vũ lực. Tuy nhiên, theo TS Lâm, về sâu xa, bạo lực học đường ngày càng gia tăng là do 3 nguyên nhân chính. Trong quá trình giáo dục, cả gia đình và nhà trường chưa tạo cho học sinh những nhận thức đúng về giá trị của văn hóa ứng xử giữa người với người. Kỹ năng sống của học sinh rất kém, các em không có cách giải quyết vấn đề thích hợp mà chủ yếu sống theo bản năng của mình. Hiện vẫn chưa có cách xử lý kỷ luật đủ mạnh để học sinh biết sợ. TS Lâm cho rằng cần phải xử lý theo pháp luật, có những hình thức kỷ luật thích đáng, phải coi việc đánh nhau là hành vi xâm phạm thân thể người khác và xử nghiêm theo Bộ Luật Hình sự.

Về quan điểm xử lý nghiêm theo pháp luật, Thiếu tướng Phạm Thanh Đàm, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, cho biết đối với các trường hợp học sinh đánh nhau, tùy mức độ sẽ có những biện pháp phù hợp theo quy định (từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về những tội nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, trên 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm). Theo Thiếu tướng Đàm, đối với các trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy theo mức độ để xử lý hành chính, như đưa vào các trường giáo dưỡng, nhẹ hơn thì đưa ra tổ dân phố, thôn, xóm, trường lớp để kiểm điểm…
Kỳ tới: Thêm “tai mắt” quản lý học sinh
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo