Nếu không nắm rõ thông tin, dễ chọn lầm những trường “hạ cám” chất lượng còn kém hơn nhiều so với một trường chất lượng tại Việt Nam”. Thế nhưng, phần lớn du học sinh hiện nay lại dễ rơi vào vòng mù mờ thông tin khi chọn trường du học!
Loạn trung tâm tư vấn du học
Hiện nay, hàng loạt trung tâm tư vấn du học đua nhau ra đời với những lời quảng cáo hấp dẫn: "Sẵn sàng đáp ứng những thông tin cần thiết – mang đến cho bạn sự lựa chọn tốt nhất". Chỉ cần đến các trung tâm này và tỏ ý muốn đi du học, ngay lập tức bạn sẽ được các tư vấn viên hướng dẫn từ A đến Z: Từ việc chọn ngành, trường học, thủ tục làm visa, hộ chiếu, tài chính, đến các dịch vụ ăn ở, đưa đón, học thêm, thậm chí làm thêm khi du học ở nước ngoài. Rõ ràng, sự ra đời ồ ạt của các trung tâm tư vấn đã khiến các nhu cầu về du học được đáp ứng nhanh chóng hơn, thuận lợi hơn. Thế nhưng, do chưa được kiểm soát chặt chẽ, cũng chính các dịch vụ này đã đem đến không ít phiền toái cho phụ huynh học sinh, gây nhiễu thông tin, thậm chí nhiều công ty lừa đảo cũng đã xuất hiện dưới mác trung tâm tư vấn. Nguồn thu chủ yếu của các trung tâm tư vấn hiện nay cũng là căn nguyên của tình trạng làm rối thông tin cho phụ huynh - học sinh. Hiện phần lớn các trung tâm tư vấn sống chủ yếu bằng hai nguồn thu: Phí dịch vụ khách hàng và tiền hoa hồng từ các trường tiếp nhận học sinh. Thường, các trường danh tiếng không có khoản "hoa hồng" vì du học sinh đã tự tìm đến họ rất đông; ngược lại các trường hạng xoàng lại bắt tay rất chặt với các trung tâm này với phần trăm hoa hồng rất cao, thậm chí có trường lên đến 35% - 50%.
Du học nước ngoài: “Du” nhiều hơn “học”?!
Nhiều gia đình không muốn con theo bạn bè chơi bời, lêu lổng liền ''thả" con ra nước ngoài một vài năm, ''cách ly" với bạn bè xấu của chúng. Nhiều gia đình muốn chứng tỏ sự danh giá, giàu sang của mình cũng chọn "phương thức khoe của'' bằng cách “tống" con lên đường du học, không cần biết khả năng của chúng ra sao. Với những lưu học sinh này, phần lớn chuyện học đều là bất đắc dĩ nên khi được "thả" ngoài vòng kiểm soát của gia đình liền nhập cuộc chơi bời cho thỏa chí tang bồng ngay. Theo thống kê sơ bộ hiện nay, Việt
Du học tại chỗ: Nhiều cơ hội
Trong khi du học nước ngoài lắm thách thức bao nhiêu thì du học trong nước đang ngày càng mở ra nhiều cơ hội bấy nhiêu. Phương thức "Học tại Việt Nam lấy bằng ngoại quốc'' hay còn gọi là du học tại chỗ (dạng chuyển tiếp) thực hiện ở bậc đại học từ năm 2001-2002 đã mở ra nhiều cơ hội cho các sinh viên muốn đạt được trình độ cao và các loại bằng cấp quốc tế. Đây là hình thức liên kết đào tạo chuyển tiếp bán thời gian (dạng 2+2 hoặc 1+3) giữa cơ sở Việt Nam với cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc tại các chi nhánh nước ngoài đặt tại Việt Nam. Lợi thế lớn nhất của chương trình này là giảm đáng kể chi phí học tập, sinh hoạt cho sinh viên. Thường học phí chỉ bằng 1/3-1/2 học phí du học toàn phần tại nước ngoài. Chẳng hạn như ở chương trình ký kết giữa ĐH Bách khoa TPHCM và ĐH Houston Clear Lake Hoa Kỳ, học phí trong thời gian học tại Việt Nam là 3.000 USD/năm, trong khi hai năm học tiếp theo tại Mỹ, sinh viên phải trả 20.000 USD/năm. Hơn nữa, học tại Việt Nam, chi phí sinh hoạt sẽ rẻ gấp nhiều lần so với chi phí tại Mỹ. Một hấp dẫn khác của hình thức du học này là bằng tốt nghiệp sẽ do các trường nước ngoài (đối tác liên kết của trường Việt Nam) cấp.
Phương thức đào tạo này đã và đang được triển khai khá hiệu quả ở các trường: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội... Khác với một số chương trình đào tạo liên kết “giáo trình nước ngoài – học trong nước”, chương trình này có chất lượng đầu vào khá cao, điểm trúng tuyển là 21, tương đương với điểm vào Trường ĐH Bách khoa trong các kỳ thi quốc gia. Ở đầu vào sinh viên không bị đòi hỏi trình độ ngoại ngữ. Thay vào đó, trong giai đoạn 1 của khóa học, sinh viên sẽ được tăng cường về ngoại ngữ (lên đến 600 giờ trong 2 năm).
Không chỉ những trường có những ngành thời thượng mới hút sinh viên tham gia các chương trình du học chuyển tiếp này. Năm 2002, Trường ĐH Khoa học Xã hội - Nhân văn TPHCM cũng liên kết với Trường ĐH La Trobe (LTU - Úc) để đào tạo các ngành: Nhân học, văn học Anh, lịch sử, luật, ngôn ngữ học... ĐH Sư phạm TPHCM cũng vào cuộc khi liên kết với trường ĐH ở Anh và Trung Quốc đào tạo 2 ngành Anh ngữ (sau đại học) và Hán Nôm (đại học).
Tuy nhiên, du học tại chỗ vẫn còn một số hạn chế, chẳng hạn như đội ngũ giảng viên trong nước chiếm phần lớn. Một hạn chế khác của du học tại chỗ cũng khiến nhiều sinh viên ngần ngại là vấn đề hòa mình vào không khí quốc tế để nhanh chóng nâng cao trình độ ngoại ngữ. Vì vậy, để bắt kịp giai đoạn 2, sinh viên du học bán phần phải tăng tốc trang bị vốn ngoại ngữ lưu loát, khả năng ứng xử để nhập cuộc dễ dàng.
Bình luận (0)