xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chọn du lịch hay ngân hàng?

Nhóm PV Giáo dục

(NLĐO) - Đó là câu hỏi của một thí sinh tại Trường THPT Kon Tum trước ngưỡng cửa chọn ngành, nghề khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2016.

 Báo Người Lao Động tường thuật trực tuyến chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” tại Kon Tum diễn ra lúc 8 giờ ngày 21-2, tại Trường THPT Kon Tum. Đài PT-TH Kon Tum tường thuật trực tiếp chương trình này.

img

Chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” lần thứ 15-2016 do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Công ty CP Phân bón Bình Điền (tài trợ vàng), Ngân hàng Phương Đông (tài trợ bạc),Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Sungroup (tài trợ đồng).

Ban tư vấn tham gia chương trình gồm:

- TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban Đào tạo ĐH và sau ĐH - ĐHQG TP HCM

- PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

- ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính - Marketing

- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

- ThS Nguyễn Anh Vũ, Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM

- ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc truyền thông và tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen

- ThS Tô Hoài Thắng, Phó Trưởng Phòng Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

- Thầy Nguyễn Bình Dân - Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Kon Tum

Chương trình cung cấp những thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2016, về phương án xét tuyển vào ĐH, CĐ; đồng thời tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh. 

Từ 7 giờ, 2.000 học sinh từ các trường: THPT Kon Tum, THPT Trường Chinh, Ngô Mây, Lê Lợi, Nguyễn Tất Thành, Dân tộc Nội trú tỉnh... tập trung tại sân trường THPT Kon Tum để theo dõi chương trình. Lúc 7 giờ 30, chương trình văn nghệ do các học sinh các trường biểu diễn với các tiết mục nhảy hiện đại, múa, hát làm nóng không khí toàn bộ sân trường.


Thí sinh tập trung rất sớm ở sân trường THPT Kon Tum

Thí sinh tập trung rất sớm ở sân trường THPT Kon Tum

 


... Và hào hứng đọc Báo Người Lao Động

... Và hào hứng đọc Báo Người Lao Động

Khách mời chương trình có: Ông Nguyễn Văn Tín - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động, ThS Nguyễn Hóa - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Kon Tum, Ông Nguyễn Ngọc Duyệt - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Kon Tum, Ông Trương Khánh Dương - đại diện Công ty CP Phân bón Bình Điền.

Ông Nguyễn Văn Tín - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động cho biết đây là lần đầu tiên chương trình diễn ra tại Kon Tum và trong thời gian tới, chương trình của báo sẽ tìm đến những vùng sâu, vùng xa hơn nữa, nơi các em học sinh cần những thông tin bổ ích từ chương trình.

Lúc 8 giờ 40, chương trình bắt đầu phần Hỏi - đáp.

* Năm 2016, việc rút, nộp hồ sơ như thế nào, có còn như "thị trường chứng khoán" như năm 2015 không? (Đặng Thùy Tuyết Trinh, Trường THPT Kon Tum)

TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban Đào tạo ĐH và sau ĐH - ĐHQG TP HCM: Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 sẽ có những điều chỉnh cơ bản nhằm giải quyết hiện trạng "thị trường chứng khoán tuyển sinh". Theo đó, từ đầu, các em có thể từ quyết định về ngành, trường mình yêu thích. Sau khi kết thúc đợt 1, các em có thể biết được mình trúng tuyển hay không và trúng tuyển bao nhiêu nguyện vọng.

 


Thích thú khi tham gia giao lưu với ban tư vấn

Thích thú khi tham gia giao lưu với ban tư vấn


Và tập trung cao độ

Và tập trung cao độ


Ban tư vấn chương trình

Ban tư vấn chương trình

* Sắp tới phải thi ĐH nhưng em chưa xác định được ngành mình đã học. Em thi khối A, Anh văn ổn, thuyết trình tốt, có khả năng nói chuyện trước đám đông, hướng ngoại... Với những đặc điểm, tính cách đó, em nên chọn ngành nào?

- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM: Các em cần phân biệt 2 điều: Một là các em phù với với lĩnh vực, nghề nghiệp nào và học ngành nào để được làm nghề đó. Sau đó, chọn tổ hợp thi mà ngành đó xét tuyển. Với tính cách hướng ngoại, em có thể chọn các ngành nghề về xã hội như truyền thông đại chúng, công tác xã hội... Tóm lại, để chọn ngành đúng hướng, thí sinh cần trả lời các câu hỏi: Mình là ai? Lĩnh vực đó thì học ngành nào? Trường nào đào tạo những ngành đó?

* Ngành tài chính ngân hàng và hướng dẫn viên du lịch, ngành nào cơ hội nghề nghiệp cao hơn? Ở ngân hàng, bộ phận nào không yêu cầu chiều cao? (Lê Thị Hồng Thảo, Trường THPT Kon Tum)

- ThS Nguyễn Anh Vũ, Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM: Về việc ngành tài chính ngân hàng và hướng dẫn viên du lịch, ngành nào có cơ hội nghề nghiệp cao hơn, tôi chưa thể trả lời được do cần những thông tin chuyên sâu về ngành du lịch. Tuy nhiên, dù chọn ngành nào thì quan trọng nhất là niềm đam mê, yêu thích của các em và sự nỗ lực để phát triển nghề nghiệp của mình. Nếu không có sự đầu tư, đam mê tìm tòi, dù học ngành nào cũng khó có việc làm tốt.

Bất kỳ nền kinh tế, quốc gia nào cũng cần hệ thống tài chính ngân hàng, bảo hiểm tài chính, chứng khoán, quỹ đầu tư... nên nhu cầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là luôn có. Sắp tới, nước ta sẽ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tài chính sau 10 năm phát triển nhanh. Sau giai đoạn này, nhu cầu nhân lực về ngành này vẫn rất cần thiết do hệ thống kinh tế vẫn tiếp tục phát triển. Còn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, khan hiếm nhân lực hướng dẫn viên du lịch giỏi ngoại ngữ và am hiểu các yếu tố văn hóa…,

Sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng không chỉ làm việc tại các ngân hàng mà còn công tác trong các các định chế tài chính khác ngoài ngân hàng như: Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, chứng khoán... Ngoài ra, doanh nghiệp nào cũng có bộ phận tài chính cần vị trí đảm nhận tài chính, gọi là CFO (Giám đốc tài chính) . Tại ngân hàng, ngoài 1 số bộ phận giao tiếp với khách hàng như sale hoặc giao dịch viên, ưu tiên ngoại hình, còn nhiều vị trí khác cần những người đứng sau giỏi chuyên môn hơn như chuyên viên phân tích, tham định, đánh giá rủi ro, kinh doanh ngoại hối... Các em có thể không có chiều cao, không quyến rũ về ngoại hình nhưng có thể quyến rũ bằng tri thức của mình.


MC Dạ Thy hướng dẫn thí sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn

MC Dạ Thy hướng dẫn thí sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn


Tự tin bày tỏ băn khoăn

Tự tin bày tỏ băn khoăn

 

* Ngành quản trị kinh doanh được học những gì, ra trường sẽ làm ngành nào trong xã hội? (Phạm Nguyễn Vy Nguyên, Trường THPT Kon Tum)

- ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính - Marketing: Quản trị kinh doanh là ngành các em được nghe đến nhiều trong thông tin đại chúng. Hầu hết các trường trong khối kinh tế tổng hợp đều đào tạo ngành này, điều đó cho thấy công tác quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng trong xu thế phát triển hội nhập. Rõ ràng, ngành quản trị kinh doanh đã cung cấp khối lượng tri thức tổng quát và tương đối đầy đủ trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Sinh viên học ngành này được cung cấp một lượng kiến thứcdày, chi tiết. Tuy nhiên, phải hiểu đây là 1 ngành, còn ở các trường ĐH tách thành các ngành hẹp như: Quản trị sản xuất, quản trị dự án, quản trị bán hàng, hoạt động xuất nhập khẩu… Trong xu thế hiện nay, quản trị kinh doanh đang là sự lựa chọn của nhiều thí sinh, đào tạo ra các doanh nhân trong tương lai, đủ bản lĩnh, tri thức để đưa ra những tư vấn, phán đoán cho doanh nghiệp.

*Quản trị du lịch và lữ hành, quản trị nhà hàng, khách sạn ngành nào có khả năng xin việc cao hơn?

- ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc truyền thông và tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen: Thông thường, 3 ngành tập trung thường được được đào tạo chung là du lịch - nhà hàng - khách sạn. Mức độ liên thông, hỗ trợ giữa 3 ngành này rất chặt chẽ do cùng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí cao. Trong quá trình phát triển, quản lý đào tạo, nhóm này được tách ra thành 3 ngành nhưng khi đi làm thì các em không được phân biệt rạch rời 3 nhóm ngành. Khi tách ra đào tạo sâu vào chuyên môn, các em tốt nghiệp nhóm ngành này ở bậc ĐH phải biết lập kế hoạch, điều hành quản lý chứ không phải những việc cụ thể như bậc trung cấp hoặc nhân viên kỹ thuật.

Trong xu thế hội nhập phát triển, cả hai ngành du lịch hay nhà hàng- khách sạn đều có cơ hội viêc làm như nhau nhưng tính chất công việc khác nhau. Trong khi một ngành làm việc tại khách sạn, thì một ngành khác phải ra ngoài, thực hiện các tour hướng dẫn. Tuy nhiên, dù đi ra ngoài, những người làm du lịch cũng cần kiến thức, hiểu biết về khách sạn. Do đó, các em nên chọn ngành tùy theo mức độ quan tâm, sở thích.

img

 

* Năm nay, gửi hồ sơ qua online liệu có bị sập mạng?

- TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban Đào tạo ĐH và sau ĐH - ĐHQG TP HCM: Thí sinh không nên quá lo lắng vì hệ thống năm 2015 không bị sập. Năm nay, việc đăng ký online diễn ra ở từng trường chứ không phải trên toàn quốc nên nguy cơ bị sập mạng rất thấp. Sau khi nộp hồ sơ online, thí sinh sẽ nhận được hồi âm từ các trường. Đối với các địa phương khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, thí sinh có thể nộp hồ sơ qua bưu điện. Trong trường hợp hồ sơ bị thất lạc các trường sẽ giải quyết theo dấu bưu điện. Chúng tôi đang đề xuất bổ sung cách nộp hồ sơ trực tiếp.

img

* Ngành điện công nghiệp thi khối gì, điểm chuẩn bao nhiêu, tốt nghiệp làm việc ở những nơi nào? (Phạm Ngọc Quốc Thắng, Trường THPT Lê Lợi)

- PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: Ngành điện công nghiệp hiện có tên gọi khác là kỹ thuật điện – điện tử. Sinh viên được học nhiều về hệ thống điện, nhà máy phát điện, dẫn truyền tải các thiết bị diện… Tốt nghiệp, các em có thể làm việc ở các nhà máy điện, trạm truyền dẫn, các công ty, xí nghiệp ở khu công nghiệp, sở điện lực… Ngoài ra, nếu đam mê ngành điện, các em có thể theo ngành điện tử truyền thông, vi mạch điều khiển, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa học về hệ thống tự động hóa trong nhà máy, xí nghiệp. Ngành khoa học máy tính cũng liên quan các thiết bị điện tử, vi mạch.

=

img

 

img

 

img

 


ThS Phạm Thế Vinh tư vấn riêng cho thí sinh

ThS Phạm Thế Vinh tư vấn riêng cho thí sinh

*Hiện nhu cầu về ngành dược có còn cấp thiết như những năm qua? Em có nên lựa chọn ngành này?

ThS Tô Hoài Thắng, Phó Trưởng Phòng Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Khi nào xã hội còn nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, bệnh tật, khi đó vẫn cần nhân lực cho ngành này. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm 2016 có đào tạo ngành dược với 2 phương thức tuyển sinh: Một là, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia, 2 là xét tuyển theo học bạ. Trường nhận hồ sơ 12 điểm đối với bậc CĐ và 15 điểm ở bậc ĐH.

* Em muốn thi ngành quản trị khách sạn. Đối với ngành này, môi trường của trường ĐH có quan trọng không? Ví dụ ở TP HCM khác gì Đà nẵng, hay miền Bắc? (Minh Tâm 12D2 Trường THPT Kon Tum)

- ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính - Marketing: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu, rộng, du khách đến với Việt Nam nhiều hơn cũng như lượng người Việt đi du lịch trong và ngoài nước cũng gia tăng. Do đó, nhu cầu nhân lực cho ngành này sẽ rất rộng mở, cơ hội tìm kiếm việc làm không khó khăn với các bạn có đam mê, yêu thích. Ở ngành này, hiện có 3 cấp độ đào tạo gồm Trung cấp, ĐH-CĐ và sau ĐH. Ở bậc trung cấp đào tạo nhân viên thực hành công việc cụ thể, bậc ĐH-CĐ đào tạo nhân viên quản lý, tổ chức. Ở bậc sau ĐH, hiện điểm thu hút thí sinh gần nhất là Singpapore, đào tạo ở bậc cao học với số lượng lớn, có uy tín.

NGành quản trị khách sạn được đào tạo trong hệ thống các trường ĐH cả nước, chia làm 2 khối kiến thức: Kiến thức chung (hầu như tất cả các trường ĐH đều tương tự, chỉ chênh lệch 10%), khối kiến thức chuyên ngành (đào tạo sau 2 năm đại cương, mức độ chênh lệch giữa các trường là 20%). Tuy nhiên, môi trường học tập và phương pháp đào tạo ở các trường khác nhau giữa Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Tôi nghĩ nếu em ở Kon Tum, nên nghĩ đến các trường thuộc Đà Nẵng và TP HC để gần nhà, thuận tiện. Hơn nữa, theo một hống kê, hầu hết các trường ĐH ở phía Bắc có điểm chuẩn cao hơn phía Nam.

Chương trình trực tiếp kết thúc lúc 9 giờ 30 nhưng các thầy cô trong ban tư vấn, đặc biệt TS Nguyễn Quốc Chính vẫn nán trên sân trường đến 12 giờ để giải đáp băn khoăn cho các em.

 


ThS Tô Hoài Thắng, Phó Trưởng Phòng Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tư vấn cho thí sinh

ThS Tô Hoài Thắng, Phó Trưởng Phòng Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tư vấn cho thí sinh

 


- Thầy Nguyễn Bình Dân - Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Kon Tum

- Thầy Nguyễn Bình Dân - Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Kon Tum


TS Nguyễn Quốc Chính nán lại rất lâu sai khi chương trình kết thúc

TS Nguyễn Quốc Chính nán lại rất lâu sai khi chương trình kết thúc


Học hào hứng khi được các thầy cô tư vấn nhiệt tình

Học hào hứng khi được các thầy cô tư vấn nhiệt tình

Nhà tài trợ:

img

 

img

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo