xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chưa ngã ngũ số phận trường CĐ

YẾN ANH

Bộ LĐ-TB-XH và Bộ GD-ĐT nên ngồi lại tìm giải pháp cơ bản cho giáo dục nghề nghiệp cũng như tập trung nguồn lực để thống nhất và phát triển hệ đào tạo này

Dù chỉ còn 3 tháng nữa là Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực thi hành nhưng đến nay, việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) hay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quản lý các trường CĐ vẫn chưa ngã ngũ. Vì thế, cả 2 bộ đang cùng lấy ý kiến đóng góp cho 2 dự thảo thông tư có phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng tương đối giống nhau.

Hai bộ cùng muốn “ôm”

Ngày 10-2, Bộ LĐ-TB-XH đưa lên mạng lấy ý kiến dự thảo thông tư “Quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền thành lập, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia tách, giải thể, đổi tên, thay đổi địa điểm đào tạo đối với trường CĐ, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và phân hiệu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp”. Ngày 17-3, Bộ GD-ĐT cũng đưa lên mạng lấy ý kiến cho dự thảo thông tư “Quy định điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia tách, giải thể trường CĐ”.

Sinh viên Trường CĐ  Kỹ thuật  Cao Thắng (TP HCM) trong một  giờ học  Ảnh:  TẤN THẠNH
Sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng (TP HCM) trong một giờ học Ảnh: TẤN THẠNH

Trong dự thảo của mình, Bộ GD-ĐT quy định thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường CĐ thuộc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, còn theo dự thảo thông tư Bộ LĐ-TB-XH thì thẩm quyền đó thuộc Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH. Lý giải về điều này, lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH cho hay Luật Dạy nghề đến 30-6 mới hết hiệu lực nên tổng cục đang triển khai song song công việc thuộc thẩm quyền, đồng thời làm theo lộ trình chỉ đạo của Chính phủ về triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp. Theo vị này, Bộ LĐ-TB-XH đã hoàn thành dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp và gửi các cơ quan liên quan góp ý.

Trong khi đó, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng đúng là theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, các trường CĐ đã không còn thuộc về các cơ sở giáo dục ĐH mà nằm trong giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, Chính phủ chưa phân công cơ quan nào chịu trách nhiệm về mảng giáo dục nghề nghiệp theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Nên đứng về phía người học

Góp ý cho dự thảo nghị định của Bộ LĐ-TB-XH, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký văn bản nêu rõ việc dự thảo Nghị định quy định Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương là không phù hợp với tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, quy định của Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và chưa đủ cơ sở pháp lý. Theo phân tích của Bộ GD-ĐT, điều 100 của Luật Giáo dục quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục. Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục. Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GD-ĐT thực hiện quản lý về giáo dục theo thẩm quyền... Vì vậy, dự thảo Nghị định đã quy định cụ thể Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp khi chưa có sự thống nhất giao nhiệm vụ của Chính phủ là chưa phù hợp.

Bộ GD-ĐT cũng cho rằng dự thảo Nghị định chưa bảo đảm tính thống nhất, còn nhiều nội dung chồng chéo với các văn bản hiện hành nhưng không có quy định thay thế hay sửa đổi, bổ sung...

Cũng theo ông Ga, quy định về quản lý nhà nước như dự thảo Nghị định của Bộ LĐ-TB-XH còn nhiều nội dung chưa phù hợp hoặc chưa được tính đến, lường hết như các ngành đào tạo trình độ CĐ đang triển khai trong các trường ĐH, học viện; các quy định về quản lý đối với các trường đặc thù như CĐ sư phạm, CĐ cộng đồng, CĐ y - dược, CĐ văn hóa nghệ thuật...

Một chuyên gia tại TP HCM cho rằng vấn đề hiện nay là Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH nên ngồi lại để tìm lối ra cho giáo dục nghề nghiệp thay vì “mạnh ai nấy làm” và gây tranh cãi ai sẽ quản ý hệ đào tạo này. “Hai bên nên lập tổ công tác chuyên trách, phối hợp xây dựng các văn bản để tránh “chỏi” nhau. Lỗ hổng để xảy ra trình trạng hiện nay là thiếu sự phối hợp giữa hai bộ, thiếu sự phân công nhiệm vụ giữa hai bên. Cả hai bộ đừng tính hơn thiệt nữa mà nên đứng về phía người học” - chuyên gia này kiến nghị.

Luật có sự nhầm lẫn?

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho rằng việc Luật Giáo dục nghề nghiệp loại bỏ trình độ CĐ ra khỏi bậc học ĐH đã gây rối cho hệ thống giáo dục quốc dân và làm trái với thông lệ quốc tế hiện nay trong phân loại tiêu chuẩn quốc tế về giáo dục của UNESCO. Sự nhầm lẫn trên có thể dẫn tới những hệ lụy cho chiến lược phát triển nhân lực của đất nước và chủ trương hội nhập quốc tế. Ông Khuyến kiến nghị cần khẩn trương đưa vào chương trình của kỳ họp thứ 9 sắp tới việc xem xét và điều chỉnh lại một số nội dung tại Luật Giáo dục nghề nghiệp trước thời điểm luật bắt đầu có hiệu lực.

 

Các trường hoang mang

Ông Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho rằng việc ai quản lý hệ CĐ chưa ngã ngũ khiến các trường CĐ, đặc biệt là trường tư thục, rất hoang mang. Các bộ cần tập trung nguồn lực để thống nhất và thúc đẩy hệ giáo dục nghề nghiệp phát triển tốt, trong đó bảo đảm tính liên thông của các hệ. Bên cạnh đó, cần chú trọng việc xây dựng chương trình đào tạo theo hệ thống để làm sao bộ nào quản lý thì tính hệ thống của giáo dục vẫn được bảo đảm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo