Buổi hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của hơn 20 chuyên gia quốc tế đầu ngành về thương mại và hơn 250 các chuyên gia, giảng viên và sinh viên trong nước.
Hội thảo được tổ chức với 8 phiên thảo luận
Buổi hội thảo được tổ chức tại Trường ĐH Luật TP HCM
Theo các chuyên gia đầu ngành, khu vực châu Á – Thái Bình Dương được coi là động cơ kinh tế chính của toàn cầu, nơi hội tụ những nền kinh tế mạnh mẽ, có tốc độ tăng trưởng cao. Không chỉ nắm giữ vị trí chiến lược, châu Á - Thái Bình Dương dần trở thành điểm đích chiến lược xoay trục của nhiều quốc gia trên thế giới.
Để thực thi chiến lược xoay trục, một mạng lưới dày đặc các hiệp định tự do hóa thương mại, bảo hộ đầu tư được ký kết giữa các đối tác trong khu vực, giữa các đối tác trong khu vực với các đối tác ngoài khu vực.
TS Lê Trường Sơn phát biểu tại buổi hội thảo
"Làm thế nào để các hiệp định không chỉ là những tờ giấy dày đặc câu chữ phức tạp; để việc thực thi hiệp định đi sâu vào đời sống, hiệp định được áp dụng hiệu quả nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp và con người? Là những chuyên gia về luật, kinh tế, chính sách công, những nhà ngoại giao, chính trị, nhiệm vụ của chúng ta là phải nhìn thấu mạng lưới hiệp định dày đặc ấy, nắm được điểm mấu chốt, quy luật đặc trưng" - TS Lê Trường Sơn phát biểu tại buổi khai mạc.
Phiên thảo luận đầu tiên do Giáo sư Christian Deblock - Khoa Khoa học chính trị và Pháp luật, Trường ĐH Québec, Montréal, Trung tâm Nghiên cứu Hội nhập và Toàn cầu hóa - chủ trì. Nhiều vấn đề được các chuyên gia phân tích như "Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP): Tác động đối với tiểu vùng Mê-Kông mở rộng" của Giáo sư Sang Chul Park, Trường ĐH Công nghệ Hàn Quốc (Hàn Quốc); sự khác biệt và điểm đồng nhất của các hiệp định RCEP và ACFTA dưới góc nhìn cải cách IIA và hệ thống ISDS của Giáo sư Ali Kairouani, Trường ĐH Mohammed V, Rabat (Morocco).
Giáo sư Christian Deblock - Khoa Khoa học chính trị và Pháp luật, Trường ĐH Québec, Montréal, Trung tâm Nghiên cứu Hội nhập và Toàn cầu hóa - chủ trì phiên thảo luận đầu tiên.
Nhiều vấn đề "nóng" được bàn luận
Các chuyên gia chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc phiên thảo luận đầu tiên
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 19 và 20-10, với 8 phiên trình bày, thảo luận của các học giả trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và cố vấn pháp lý phân tích về các vấn đề pháp lý – kinh tế liên quan đến ảnh hưởng của sức hút từ châu Á - Thái Bình Dương đến chính sách kinh tế được thiết lập trong khu vực và chiến lược kinh tế của các cường quốc châu Á – Thái Bình Dương trên các lục địa khác.
Bình luận (0)