xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện về người lập quỹ tiếp sức tài năng trên quê hương Bác Tôn

THỐT NỐT

(NLĐO)- Chứng kiến một nông dân đưa con đi thi đại học nhưng không muốn con đậu vì sợ không có tiền lo con ăn học nên ông Út Vũ nghĩ ra việc thành lập quỹ tiếp sức tài năng để hỗ trợ kịp thời.

Những ngày Xuân về, ông Út Vũ (tên thật là Nguyễn Hữu Khánh; SN 1942; nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang) tranh thủ về lại quê nhà ở xã Hội An, huyện Chợ Mới để lo chuyện gia đình hoặc thăm nom, chúc Tết bà con hàng xóm. Thế nhưng, ông rất vui khi nhắc về Qũy Tiếp sức Tài năng An Giang do ông là người sáng lập cách nay gần 10 năm.

Ám ảnh câu nói của nông dân

 Nói về lý do thành lập quỹ, ông Út Vũ không khỏi xúc động khi lần đầu tiên chứng kiến hình ảnh một nông dân đang đèo sau lưng người con trai trên chiếc xe máy cà tàng với lủ khủ giỏ xách, túi nilon. Qua thăm hỏi được biết người cha đang đưa con xuống TP Cần Thơ để thi đại học.

 Những câu nói chân chất xuất phát từ tận đáy lòng và có vẻ như "đối nghịch" với hành động đưa con đi thi đại học của người nông dân đã làm cho nguyên Bí Thư Tỉnh ủy An Giang bị ám ảnh và trăn trở mãi.

Chuyện về người lập quỹ tiếp sức tài năng trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 1.

Ông Út Vũ nhớ như in về hình ảnh người nông dân chở con đi thi đại học nhưng lại không muốn con đậu vì sợ không có tiền lo nổi

"Tôi thật sự xúc động khi ông ấy nói rằng chở con đi thi đại học nhưng lại không muốn cho nó đậu vì nhà còn thiếu trước hụt sau, lấy gì nuôi nó ăn học. Lúc đó, trong đầu tôi nảy ra rất nhiều câu hỏi: tại sao người cha không muốn con đậu đại học? không lẽ bậc làm cha mẹ không muốn con được học đại học để thay đổi cuộc đời? vì nghèo mà không thể tiếp tục cho con đi học cho dù bản thân ông ấy muốn con được học….? Và nếu như không được học tiếp thì có phải xã hội đánh mất đi một tài năng mà sau này biết đâu có thể có những đóng góp nhất định nào đó vào sự phát triển của tỉnh và đất nước"- ông Út Vũ nhớ lại.

Chuyện về người lập quỹ tiếp sức tài năng trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 2.

Ông Út Vũ đã vận động các tổ chức, cá nhân thành lập quỹ để hỗ trợ kịp thời.

Từ những hình ảnh của người nông dân đã thôi thúc ông Út Vũ phải làm gì đó để giúp những học sinh, sinh viên giỏi hiếu học được tiếp tục đến trường, những tài năng cần được bồi dưỡng để có điều kiện tỏa sáng trong tương lai. 

Nghĩ là làm, ông bắt tay ngay vào việc tập hợp những cá nhân, tập thể có tâm huyết nhằm hỗ trợ những người tài năng nhưng khó khăn trong cuộc sống. Ý tưởng ban đầu thành lập quỹ của ông là chỉ để giúp đỡ những học sinh, sinh viên nghèo khó để có điều kiện tiếp bước đến trường.

Chuyện về người lập quỹ tiếp sức tài năng trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 3.

Người sáng lập Qũy Tiếp sức Tài năng An Giang phấn khởi vì đã được nhiều tổ chức, cá nhân đồng tình ủng hộ.

"Thế nhưng, các thành viên trong Hội đồng thành lập cho rằng việc này đã có Hội Khuyến học thực hiện và nếu làm cũng sẽ không đủ sức vì đối tượng thụ hưởng rất đông mà nguồn quỹ lại chưa lớn mạnh. Từ đó, các thành viên mới thống nhất lấy tên là "Qũy Tiếp sức Tài năng An Giang" để tiếp sức cho học sinh, sinh viên giỏi, xuất sắc hoặc những cá nhân có năng khiếu đặc biệt, có khả năng phát triển thành tài năng của đất nước..."- ông Út Vũ chia sẻ.

Không làm theo phong trào

Ông Út Vũ cho rằng ngay từ những ngày đầu thành lập, Hội đồng Quản lý quỹ đã xác định rõ đây là công việc lâu dài và không phải làm từ thiện hay chỉ để chạy theo phong trào. Bởi các hoạt động mang tính phong trào thường làm theo kiểu "có bao nhiêu sử dụng hết cho đến khi nào có thì làm, không thì ngưng".

Chuyện về người lập quỹ tiếp sức tài năng trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 4.

Các thành viên trong Qũy Tiếp sức Tài năng An Giang.

Chính từ quan điểm đó, Hội đồng Quản lý quỹ thống nhất chủ trương là phải bảo tồn và phát triển cho được nguồn vốn bằng hình thức gửi tiền đóng góp của các tổ chức, cá nhân vào các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Hằng năm, chỉ sử dụng tiền lãi phát sinh để tài trợ, hỗ trợ, khen thưởng và trích lại một phần bổ sung vào nguồn vốn của quỹ. 

Hiệu quả nổi bật là hầu hết các sinh viên đại học và sau đại học đã mang kiến thức có được vận dụng vào lĩnh vực công tác và đóng góp ngày càng nhiều cho đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh. Có thể nói, đây là kết quả lớn nhất mà Hội đồng Quản lý Qũy Tiếp sức Tài năng An Giang đã và đang tích cực thực hiện.

Chuyện về người lập quỹ tiếp sức tài năng trên quê hương Bác Tôn - Ảnh 5.

Nhiều tổ chức, cá nhân đã được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng bằng khen vì có nhiều đóng góp cho quỹ.

"Trong 10 năm qua, quỹ đã khen thưởng, tài trợ, hỗ trợ cho 1.154 lượt cá nhân xuất sắc, tiêu biểu với tổng số tiền hơn 5,4 tỉ đồng. Trong ngần ấy thời gian, đã có 191 lượt tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp với tổng số tiền trên 11,1 tỉ đồng. Vì uy tín của quỹ, sự tín nhiệm mà nhiều cá nhân đã tham gia đóng góp cho quỹ lần thứ 2, thứ 3. Số tiền đóng góp đã được Hội đồng Quản lý quỹ thống nhất gửi ngân hàng để hằng năm lấy lãi chi khen thưởng, tài trợ"- ông Út Vũ thông tin.

Xoay vòng vốn để tồn tại

Đánh giá về hoạt động của quỹ, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng Quỹ Tiếp sức Tài năng An Giang đã làm được nhiều việc hết sức quan trọng cho tỉnh nhà như góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quỹ đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ thông qua việc khen thưởng, tài trợ, hỗ trợ và hoạt động không có phân biệt giàu nghèo, miễn ai có tài là quỹ chăm lo. Quá trình hỗ trợ đó được diễn ra liên tục (đối với sinh viên thì từ khi học đến khi ra trường).

Quy 1

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trao biểu trưng 1 tỉ đồng đóng góp cho quỹ.

"10 năm hình thành và phát triển, quỹ đã giúp rất nhiều đối tượng tài năng. Ngoài ra, quỹ còn động viên các tài năng tiếp tục trang bị kiến thức ngoại ngữ để phục vụ tốt hơn cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước thông qua giải thưởng ngoại ngữ hằng năm. Đây là một trong những nét nổi bậc của quỹ trong 10 năm qua và thật đáng trân trọng. Thời gian qua, có nhiều cá nhân thụ hưởng đã quay lại đóng góp cho quỹ theo kiểu xoay vòng để quỹ lấy số tiền đó tiếp tục lo cho những tài năng khác. Đây là một yếu tố quan trọng để giúp quỹ tồn tại lâu dài và nguồn vốn tài trợ sẽ không bao giờ mất đi"- ông Bình khẳng định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo