Trong các hội đồng thi này, chủ tịch là giám đốc sở GD-ĐT (hoặc phó giám đốc sở trong trường hợp đặc biệt. Các phó chủ tịch hội đồng thi là phó giám đốc sở GD-ĐT và một số trưởng phòng chuyên môn của sở; các ủy viên là lãnh đạo một số phòng của sở và hiệu trưởng trường phổ thông, trong đó ủy viên thường trực là lãnh đạo phòng có chức năng quản lý công tác thi tốt nghiệp THPT của sở. Theo hướng dẫn quy chế thi tốt nghiệp THPT, mỗi tỉnh tổ chức một hội đồng thi do sở GD-ĐT chủ trì để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Mỗi hội đồng thi có các điểm thi để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi.
Danh sách các hội đồng như sau:
Danh sách các hội đồng thi
Năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra trong 2 ngày thay vì 2,5 ngày như trước đó do lịch thi 2 bài thi tổ hợp được diễn ra đồng thời trong một buổi sáng.
Về công tác phối hợp trong tổ chức kỳ thi: Sở GD- ĐT cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành tại địa phương, đặc biệt là Thanh tra và Công an tỉnh, để thực hiện các chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và Ban Chỉ đạo thi cấp quốc gia; thực hiện đúng quy định của Quy chế thi, Hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Bộ GD- ĐT và hướng dẫn thực hiện công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Cục An ninh Chính trị Nội bộ - Bộ Công an.
Ngoài ra, các trường phổ thông chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh chuẩn bị hồ sơ và điền vào Phiếu ĐKDT kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh năm 2020 (gọi tắt là Phiếu ĐKDT) đầy đủ và đúng các thông tin; rà soát hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT để bảo đảm độ chính xác thông tin thí sinh điền vào Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, đặc biệt là thông tin về diện ưu tiên để được cộng điểm ưu tiên (nếu có); xem xét và quyết định điều kiện dự thi của thí sinh; tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ
Các sở GD-ĐT quyết định các nơi ĐKDT bảo đảm thuận tiện cho thí sinh, đơn vị ĐKDT cần chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho việc ĐKDT (ví dụ: nơi đón tiếp thí sinh đến đăng ký, máy ảnh, máy vi tính, Phiếu ĐKDT, Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, Túi hồ sơ,...); tổ chức kiểm tra, kiểm tra chéo thông tin thí sinh ĐKDT, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT, đặc biệt lưu ý các thông tin về diện ưu tiên, điểm khuyến khích trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Bình luận (0)