xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cử tuyển và chất lượng

LƯU NHI DŨ

Đất nước đã qua thời kỳ khó khăn, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia công nghiệp nên cần có nguồn nhân lực chất lượng. Thế nhưng, hệ cử tuyển vẫn tồn tại và hình như ngày càng phát triển!

Đã có nhiều ý kiến nên dừng hệ cử tuyển để tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, mục tiêu mà Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đang đặt ra. Tuy nhiên, hệ cử tuyển vẫn phình to và tập trung vào những ngành nghề đòi hỏi người học phải có trình độ cao như kinh tế, y dược, sư phạm. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, nhân lực học hệ cử tuyển ở ngành y tế chiếm đến 26%, kinh tế 16,8%, sư phạm 23%. Tỉ lệ đó cho thấy có quá nhiều bất ổn!

Bộ GD-ĐT và các trường ĐH, CĐ đã thấy điều đó qua kết quả học tập của sinh viên hệ cử tuyển. Việc nhiều sinh viên học không nổi, phải nghỉ ngang giữa chừng hoặc tỉ lệ tốt nghiệp thấp cho thấy có quá nhiều bất cập, chưa kể một số địa phương đưa người không đúng đối tượng đi học như Lâm Đồng, Đắk Nông... vào năm 2011. Bên cạnh đó, chế độ cử tuyển của một số địa phương còn thiếu công khai nên càng dễ bị lợi dụng.

Vậy mà hệ đào tạo này vẫn đang phát triển rất tốt! Ngày 12-8, tại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và lãnh đạo các địa phương ĐBSCL đã tham dự hội nghị về đào tạo nhân lực y tế khu vực này. Thông tin tại hội nghị cho biết ĐBSCL còn thiếu trên 3.000 bác sĩ, hơn 600 dược sĩ và kiến nghị Trường ĐH Y Dược Cần Thơ xin thêm chỉ tiêu đào tạo. Thực tế, ĐBSCL đã có nhiều trường ĐH đào tạo ngành y, thậm chí thí sinh chỉ cần đủ điểm sàn cũng có thể học ngành bác sĩ đa khoa! Nay nếu tăng cường đào tạo theo hệ cử tuyển thì chất lượng nhân lực ngành y của ĐBSCL sẽ ra sao?

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, chỉ có 60% sinh viên tốt nghiệp hệ cử tuyển ở các địa phương được bố trí việc làm. Vì sao vậy? Đơn giản vì các cơ quan nhà nước tổ chức thi tuyển công chức nên họ có quyền chọn lựa. Đó lại là một nghịch lý nữa của hệ đào tạo này!

Đã đến lúc chấm dứt vai trò của hệ đào tạo cử tuyển để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các địa phương vùng khó khăn bằng các biện pháp khác. Việc luân chuyển cán bộ để giải quyết nguồn nhân lực trước mắt nên được áp dụng. Về lâu dài, Bộ GD-ĐT và các địa phương nên áp dụng các biện pháp tích cực hơn như cấp nhiều học bổng, nâng cao chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh vùng sâu, vùng xa có điều kiện học tập tốt hơn.

Đó chính là giải pháp tốt nhất để lấp lỗ hổng nguồn nhân lực đang thiếu, chứ không phải sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo èo uột của hệ cử tuyển. Như vậy mới tránh khỏi cái vòng luẩn quẩn thiếu nguồn nhân lực ở các địa phương vùng sâu, vùng xa và hệ đào tạo cử tuyển cũng nên chấm dứt vai trò của mình đúng thời điểm, dù muộn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo