xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết "Người Thầy kính yêu": Biến giáo dục công dân thành môn yêu thích

Bài và ảnh: Uyển Hồng (Huyện Thường Tín, TP Hà Nội)

Không chỉ là thầy giáo dạy giáo dục công dân giỏi trên bục giảng mà thầy Kiệt còn vận dụng kiến thức môn học vào đời sống bằng những việc làm ý nghĩa, giúp đỡ nhiều học sinh khó khăn thoát cảnh bỏ học

Những câu chuyện đẹp về thầy giáo Lý Thường Kiệt, sinh năm 1989, người dân tộc Khmer ở Trường THPT Hòa Tú (xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) được học sinh truyền tai nhau đã nhiều năm nay.

Người thầy tần tảo

Nhà thầy Kiệt cách trường 30 km, mỗi ngày cả đi lẫn về thầy Kiệt phải đi trên đường 60 km.

Một ngày bắt đầu với thầy Kiệt vào lúc 4 giờ sáng. Thầy Kiệt tranh thủ đi ra chợ đầu mối lấy rau về cho mẹ đi bán lẻ, xong mới về chuẩn bị đi làm. Tuy dạy môn giáo dục công dân không quá nhiều tiết trong tuần nhưng thầy Kiệt chẳng mấy khi trống thời gian. Bởi những lúc không phải đứng lớp, thầy Kiệt dành thời gian nghiên cứu, đổi mới bài giảng, phương pháp dạy học. Ngoài ra, thầy Kiệt còn kiêm chức vụ Bí thư Đoàn Thanh niên trường. Công việc bộn bề như vậy nhưng thầy Kiệt luôn sắp xếp khoa học, hợp lý không để công việc "giẫm chân" lên nhau.

Chàng trai trẻ Lý Thường Kiệt yêu nghề giáo từ tấm bé. Đến khi vào đại học, thầy Kiệt lựa chọn nguyện vọng 1 là ngành sư phạm giáo dục công dân của Khoa Sư phạm - Trường ĐH Cần Thơ cho dù học lực của Kiệt hoàn toàn có thể trúng tuyển các ngành "hot" hơn. Bởi vì Kiệt yêu thích môn học này và luôn đau đáu đưa giáo dục công dân trở thành môn học yêu thích và gần gũi với cuộc sống cho học sinh.

Tốt nghiệp năm 2010, thầy Kiệt nhận quyết định về công tác tại Trường THPT Hòa Tú cho đến nay. Vốn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nên thầy Kiệt luôn tận dụng thời gian không đứng lớp để tăng gia sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình.

Khơi dậy lòng nhân ái trong mỗi học sinh

Mặc cho không ít người cho rằng giáo dục công dân là môn học phụ, thầy giáo Kiệt vẫn luôn yêu và cống hiến hết mình cho môn học này và mong muốn đưa môn học giáo dục công dân trở thành môn học ưa thích, hấp dẫn học sinh THPT Hòa Tú qua từng bài giảng.

Thầy Kiệt luôn chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, kỹ thuật dạy học để biến những tiết học tưởng chừng như khô khan thành tươi mới, lôi cuốn. Bài giảng của thầy Kiệt chú trọng nhiều đến việc kích thích sự khám phá, tìm tòi của học sinh thay vì thụ động tiếp nhận kiến thức. Thầy Kiệt thường lấy các ví dụ gần gũi trong đời sống để minh họa cho nội dung truyền đạt của bài giảng, tăng tính trực quan, sinh động.

Thầy Kiệt cho biết: "Tôi thường lấy các ví dụ minh họa từ thực tế đời sống để lồng ghép vào bài giảng hoặc sân khấu hóa các tình huống để học sinh đóng vai, xử lý tình huống đó. Sau đó sẽ để học sinh thảo luận nhóm, đúc rút thành những bài học ý nghĩa và ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Theo tôi, giáo dục công dân chính là khơi dậy lòng nhân ái trong mỗi học sinh".

Từ năm học 2018 - 2019, thầy Lý Thường Kiệt được Ban Giám hiệu nhà trường giao trọng trách bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi bộ môn giáo dục công dân. Đến nay, trải qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, các em học sinh của thầy Kiệt đã mang về 12 giải, trong đó có 1 giải nhất và 3 giải nhì.

Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu: Biến giáo dục công dân thành môn yêu thích - Ảnh 1.

Thầy Kiệt rất được học sinh yêu mến, kính trọng

Tiếp sức cho học trò đến trường

Công tác tại một ngôi trường thuộc vùng nông thôn có nhiều người dân tộc thiểu số, thầy Kiệt chứng kiến không ít học sinh phải nghỉ học giữa chừng vì không có tiền đi học, phải nghĩ đến việc tự mưu sinh từ sớm. Ngoài ra còn có những hoàn cảnh học sinh mồ côi cha mẹ hoặc cha mẹ ly hôn khiến cho con đường đến trường của các em không được suôn sẻ.

Thấu hiểu điều đó, thầy Kiệt đã yêu thương và giúp đỡ cho không ít học sinh không phải đứt gánh giữa đường, bỏ lại bến đò tri thức để đi mưu sinh khi chưa đến tuổi trưởng thành.

Để lại ấn tượng sâu sắc nhất với thầy Kiệt có lẽ là em học trò Võ Mỹ Loan. Thầy Kiệt kể, em Võ Mỹ Loan là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, em sống với mẹ và bà ngoại đã lớn tuổi. Em học rất giỏi nhưng nhà nghèo nên em cũng đã từng nghĩ đến việc nghỉ học để phụ giúp gia đình. Biết được hoàn cảnh của em nên thầy đã cùng lãnh đạo nhà trường vận động Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng tặng học bổng "Tiếp bước cho em đến trường"… Sau đó, Mỹ Loan trúng tuyển vào Trường ĐH Cần Thơ, chuyên ngành giáo dục công dân. Hiện Loan đã trở thành giáo viên tại một trường THPT ở TP Cần Thơ. 

Nhiều giải thưởng, bằng khen

Thầy Kiệt không ngừng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tham gia các cuộc thi chuyên môn và giành các giải cao do tỉnh tổ chức.

Thầy Kiệt được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2023; danh hiệu Nhà giáo tiêu biểu cấp Trung ương của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng năm 2021; 1 trong 68 nhà giáo được vinh danh trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô do Hội LHTN Việt Nam cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức năm 2022...


ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH


Cuộc thi viết Người Thầy kính yêu: Biến giáo dục công dân thành môn yêu thích - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo