xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại học Cần Thơ: Thầy trò cùng khám phá - hợp tác

Theo Tuổi Trẻ

Trong khi nhiều trường vẫn chung thủy với lối thầy đọc - trò chép thì nhiều năm nay Trường đại học Cần Thơ đã nỗ lực áp dụng phương pháp giảng dạy mới và phương pháp này bước đầu đã có kết quả.

Sự tương tác năng động giữa thầy và trò

Tham gia dự giờ một tiết môn lý luận dạy học (bộ môn sinh) của ĐH Cần Thơ, ngay cả chúng tôi cũng bị cuốn theo phương pháp mới: phương pháp khám phá - hợp tác. Trước khi thảo luận nhóm, giảng viên (GV) trình bày sơ lược phần lý thuyết giúp SV nắm khái niệm, các đối tượng có liên quan, đưa ra những so sánh, đối chiếu làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của vấn đề, đồng thời phân bổ cách thức, thời gian một cách phù hợp.

Lớp học gần 50 SV được chia làm sáu nhóm thảo luận sôi nổi, GV di chuyển liên tục để hướng dẫn các nhóm. Nhóm nào thực hiện tốt nhất sẽ được chọn báo cáo và các nhóm còn lại sẽ đánh giá.

Từ đầu đến cuối tiết học là sự tương tác uyển chuyển giữa thầy và trò, GV vừa trình bày vấn đề thảo luận vừa đưa ra những nhận xét ngay từ đầu. Chính sự liên hệ thực tế đã tạo nên chất xúc tác, kích thích sự khám phá của SV.

Đặng Ngọc Trâm - SV lớp sinh kỹ thuật nông nghiệp K29 - cho rằng: “Phương pháp này cùng với sự tương tác năng động giữa thầy và trò đã giúp SV nắm vững kiến thức, đồng thời không khí lớp học sinh động hẳn lên; SV cảm thấy hứng thú, hiểu bài và đi sâu tìm hiểu vấn đề”.

Cô Phan Thị Mai Khuê - trưởng bộ môn sinh - nhận định: “Không thể đổi mới phương pháp chỉ từ người thầy mà phải có sự hưởng ứng, chủ động tích cực của trò. GV thể hiện phương pháp mới bằng những giờ lên lớp chứ không thể nói suông, nói một cách chung chung.

Phương pháp này sẽ được đánh giá qua việc nâng cao chất lượng bài kiểm tra. Các câu hỏi đưa ra phải theo hướng mở, đòi hỏi SV vận dụng thực hành nhiều hơn lý thuyết. Nhờ phương pháp này mà tỉ lệ SV khoa sư phạm đạt khá, giỏi rất cao. SV muốn làm được luận văn cần phải có điểm trung bình từ 8 trở lên”...

Các kết quả khảo sát cũng cho thấy năm năm trở lại đây, SV sư phạm hưng phấn, năng động hơn trong cách làm thí nghiệm, xây dựng biểu bảng, dạy bằng giáo án điện tử, tổ chức câu lạc bộ, nghiên cứu khoa học; các bài viết, báo cáo, hội nghị cũng tăng lên, nhiều SV mới ra trường đã đoạt GV dạy giỏi...

Trong khi đó, tại một tiết dạy theo tình huống của khoa kinh tế - quản trị kinh doanh vào sáng 30-11, chúng tôi nhận thấy GV chỉ đưa ra một tình huống nhỏ liên quan đến thực tế kèm theo một số câu hỏi, nhưng cả lớp tranh luận rất sôi nổi. Theo bạn Ngọc Hân, lớp quản trị kinh doanh marketing: “Phương pháp này tạo cho SV tính sáng tạo, năng động hơn trong quá trình học. Giảng dạy theo tình huống đòi hỏi SV phải có kiến thức từ cuộc sống, đọc nhiều tài liệu, cách làm việc theo tập thể, năng động, sáng tạo, biết kiến tạo lớp học và tự tin hơn trước đám đông”.

Tiến sĩ Mai Văn Nam, trưởng khoa kinh tế - quản trị kinh doanh, cũng khẳng định với phương pháp giảng dạy mới này, hiện nay trên 75% SV kinh tế của trường cảm thấy tự tin khi trình bày vấn đề trước đám đông, mạnh dạn, bắt kịp kiến thức thực tế và có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay ở ĐH Cần Thơ được thực hiện ở nhiều khoa, trong đó tập trung vào bốn khoa chính: nông nghiệp, kinh tế - quản trị kinh doanh, khoa học (áp dụng phương pháp giảng dạy theo tình huống), khoa sư phạm (dạy học bằng phương pháp khám phá - hợp tác).

Ðể SV vững vàng ra biển lớn

Nhiều năm nay, Trường ĐH Cần Thơ đã liên tục cử cán bộ sang các nước tiên tiến học tập, soạn thảo giáo trình, mời các chuyên gia sang thảo luận, nghiên cứu; đồng thời cải tiến điều kiện học tập: phòng học, máy chiếu, phương tiện Internet, tập trung vào phương pháp đào tạo lấy SV làm trung tâm và xem trọng vai trò nhận thức của lãnh đạo đối với vấn đề này.

ĐH Cần Thơ cũng đã lập một diễn đàn trên trang web của trường cho SV nêu những bức xúc, bộc lộ quan điểm, chính kiến của mình để nhà trường theo dõi và tự điều chỉnh.

Theo tiến sĩ Đỗ Văn Xê - phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ: “Đổi mới phương pháp giảng dạy là một khoa học, đồng thời là một nghệ thuật. Căn cứ theo nguyên tắc giảng dạy là quá trình tương tác năng động giữa thầy và trò thì khi đó chúng ta sẽ có phương pháp giảng dạy mới”.

Còn phó giáo sư, tiến sĩ Lê Phước Lộc - nguyên trưởng khoa sư phạm - nhìn nhận: “Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy thì lãnh đạo phải đổi mới nhận thức để mở đường cho GV làm việc; GV nhận thức sự đổi mới để mở đường cho SV. Đổi mới phương pháp giảng dạy không chỉ là khoa học và nghệ thuật mà còn phải kèm theo phong thái của người dạy và học”.

Tiến sĩ Mai Văn Nam cũng cho rằng: “Trong xu thế hiện nay, để SV ra trường đáp ứng được yêu cầu hội nhập thì nhất thiết cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy”.

Dưới góc độ những nhà làm kinh tế, ông Nam nhìn nhận phương pháp giảng dạy phải theo hướng ba chiều: giữa thầy và trò (lấy SV làm trung tâm, áp dụng tính tích cực của SV, thầy giảng và trò tham gia tích cực); giữa người học và thực tế xã hội (xã hội ở đây bao gồm cả môi trường hội nhập, đòi hỏi SV vừa học vừa tiếp xúc qua mạng để cập nhật kiến thức thực tế) và chiều thứ ba: cả người thầy cũng phải cập nhật với thế giới bên ngoài, dạy những điều SV, xã hội đang cần.

Cũng theo ông Nam, đổi mới phương pháp giảng dạy phải gắn liền với đổi mới chương trình đào tạo: tăng nhiều tiết thực hành, giảm bớt một số kiến thức không quan trọng, tạo điều kiện cho SV có thời gian tiếp cận với chiều thứ hai. Ngoài ra, giáo trình cũng phải được biên soạn theo hướng đa dạng, gắn liền với thực tế. Khi ấy SV sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau và vững tin khi “ra biển lớn”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo