Tại Hà Nội, có 4 trường ĐH tư thục, dân lập, gồm ĐH Quốc tế Bắc Hà, ĐH Hòa Bình, ĐH Nguyễn Trãi và ĐH Đại
Một lớp học của Trường ĐH Nguyễn Trãi ở khu T2, khán đài B Sân vận động Mỹ Đình
Vừa học vừa rèn... thần kinh thép
Có mặt tại cơ sở 1 của Trường ĐH Hòa Bình tại quận Thanh Xuân, chúng tôi không khỏi giật mình bởi những tiếng búa đinh chát chúa, tiếng cắt xẻ kim loại vang lên từ xưởng cơ khí thuộc Viện Khoa học bảo hộ lao động. Hóa ra, cơ sở 1 của trường này thuê tầng 4 của viện.
Ngoài ra, tiếng máy in đang chạy hết công suất tại xưởng in phía dưới cùng, cộng với sự tấp nập của một số công ty thuê ngay địa điểm tầng dưới, làm không khí trường học thêm phần náo nhiệt. Chính vì vậy mà sinh viên (SV) của trường ngay từ đầu năm học đã phải sống chung với tiếng ồn.
Các phòng làm việc của viện được “hô biến” để cải tạo thành phòng học bằng cách thêm bàn, thêm ghế, thêm thiết bị học tập. “Bọn em vừa học vừa rèn thần kinh thép luôn” - Ngọc, SV thứ nhất Khoa Tài chính - Ngân hàng - nói.
Tìm đến cơ sở 2 của Trường ĐH Hòa Bình tại 290 Tây Sơn, tình hình cũng không khả quan hơn. Ở đây có 8 lớp học của Khoa Mỹ thuật công nghiệp.
Phòng học này liền kề giảng đường lớn bằng một tấm vách ngăn mỏng, vì thế SV cả hai bên đều “được” nghe, học một lúc với 2 giảng viên, 2 môn học khác nhau!
Do nằm ở phía nắng chiều chiếu vào, nhiều SV phải giải quyết tạm bợ bằng cách treo những tấm mành vải ở cửa ra vào, cửa sổ, làm căn phòng vài chục mét vuông trở nên tối mù, dù có bật hết đèn cũng không đủ sáng.
“Cả cơ sở 2 chỉ có một phòng thực hành tin học với khoảng hơn 30 máy, xếp lịch kín tuần thì mỗi lớp cũng chỉ được “chạm” máy 1 lần/tuần. Trong khi đó, các ngành học do trường đào tạo thì hầu hết cần ứng dụng vào máy vi tính như: tài chính- ngân hàng, mỹ thuật công nghiệp...” - một SV lớp K509 than thở.
Tại Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà (có trụ sở chính tại tỉnh Bắc Ninh) nhà trường thuê cơ sở tại Mỹ Đình, chung địa điểm với vài trường học trong cùng tòa nhà. Dù học tập trên tầng 5, tầng 6 nhưng thang máy chỉ dành cho SV tầng 7, tầng 8 sử dụng. Trong khi đó, học phí của trường này rất cao, 1,8 triệu đồng/tháng.
“Độc đáo” hơn phải kể đến Trường ĐH Nguyễn Trãi. Lớp học nằm ngay trên khu T2, khán đài B Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình! Chúng tôi đến lớp học này khi công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc Đại hội Thể thao châu Á trong nhà 2009 đang diễn ra hết sức khẩn trương nên không khí rất huyên náo.
Lớp học của các SV, vốn là các phòng xem thi đấu với một bên là lớp kính trong suốt nhìn thẳng ra sân cỏ. “Ngồi đây bọn em rất mất tập trung. Em không thể hình dung được có ngày mình lại học ĐH ở sân vận động” - một SV mới nhập học bức xúc.
Điều đáng nói hơn, lịch học của SV đôi khi lại phụ thuộc vào... lịch tập luyện và thi đấu thể thao của sân vận động, đôi khi vừa học phải vừa xem thi đấu thể thao! Đại diện nhà trường cho biết “nếu có lịch thi đấu thì sẽ báo trước cho SV để nghỉ và học bù vào ngày khác!”.
200 SV học tại cơ sở kỳ quặc này là SV của 2 khóa đầu tiên của Trường ĐH Nguyễn Trãi. Trong khi cơ sở 2 của trường không phù hợp cho việc học tập như thế thì cơ sở chính nằm trên đường Đội Cấn lại chỉ là chỗ làm việc của khối văn phòng và chỗ học của SV CĐ. “Em cũng chưa hình dung ra mình sẽ học thế nào ở ĐH “tầm gửi” thế này nữa!” - một SV năm nhất Khoa Kiến trúc và Mỹ thuật băn khoăn.
Chỗ ở: Chuyện riêng của sinh viên!
Một đặc điểm chung của các trường ĐH tư thục, dân lập tại Hà Nội là tất cả đều không có ký túc xá (KTX) cho SV. Ngay như Trường ĐH Đại Nam, được lãnh đạo nhà trường tự hào là có cơ sở vật chất “mạnh” nhất trong khối ĐH tư thục, đã có riêng cơ sở nằm trên phố Vũ Trọng Phụng song việc ăn ở vẫn là chuyện “riêng” của SV.
Dù cách trường chỉ 200 m là làng SV Hacinco, song các SV cho biết hầu hết đều phải đi tìm nhà trọ ở những khu xa hơn nhiều, vì Hacinco luôn ở tình trạng thiếu phòng. Trong khi số lượng SV cả 3 khóa của Trường ĐH Đại
TS Lê Đắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại
Là trường duy nhất ở Hà Nội thành lập trên danh nghĩa là ĐH quốc tế, ĐH Quốc tế Bắc Hà thu mức học phí cao nhưng cũng không có KTX cho SV. Trường phải gửi một số SV của mình ở một KTX khác khá xa trường khiến cho SV xa nhà gặp nhiều khó khăn.
Trong quy định thành lập trường ĐH, Bộ GD-ĐT quy định phải có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy và học. Đối với ĐH tư thục, phải bảo đảm 10 m2/sinh viên, trong đó dành tối thiểu 4 m2 cho việc học tập. Đối chiếu với tiêu chuẩn này, hầu hết các ĐH tư thục đều không đạt chuẩn. |
Kỳ tới: Buồn như đại học... tỉnh lẻ
Bình luận (0)