xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dành ngọt ngào cho trẻ

Thạc sĩ tâm lý Kiều Thanh Hà (Bệnh viện Nhi Đồng 2 - TPHCM)

Em Lê Hiếu (14 tuổi, học sinh lớp 8 ở TP Biên Hòa-Đồng Nai) là học sinh giỏi môn Anh văn. Cô giáo chủ nhiệm của lớp em Hiếu học cũng là giáo viên dạy môn Anh văn

Sau tuần đầu tiên đi học, Hiếu về nhà với đôi mắt rơm rớm. Mẹ gặng hỏi thì Hiếu khóc òa. Những ngày sau đó, Hiếu kém ăn, khó ngủ, hay vã mồ hôi và đau bụng trước giờ đi học.
 
Hiếu còn xin mẹ cho nghỉ học môn Anh văn vì lý do hay nhức đầu khi học môn này. Dẫn Hiếu đến khám tại Khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 - TPHCM, sau khi khám và làm test hình vẽ cho Hiếu, chuyên viên trị liệu phát hiện nguyên nhân là do cô giáo chủ nhiệm của Hiếu tuyên bố trước lớp: “Các em biết biệt danh của tôi là gì chưa? Đi mà hỏi những anh chị lớp trên sẽ rõ. Thầy cô khác chấm 9 điểm cho mấy người chứ đến tay tôi chỉ còn chừng 5 điểm là cùng. Mấy người nhớ đó, môn của tôi học giỏi thì sống, học dốt là chết nghe chưa?”.
 
Bé Uyển Nhi (7 tuổi, học sinh lớp 2) cũng  đến khám với lý do hay có biểu hiện sợ hãi, khóc thét lên khi gặp trời mưa có sấm sét. Gần đây, bé nhất định không đi ngủ khi mẹ tắt đèn, sức học giảm hẳn; cô giáo thường than phiền vào lớp bé không chịu tập trung nghe giảng mà cứ ngồi co rúm người lại, cô giáo hỏi thì khóc.
 
Khi tiếp xúc với chuyên viên tâm lý, bé có hiện tượng nói lắp, ngập ngừng và suy nghĩ rất lâu mới trả lời được những câu hỏi đơn giản. Mẹ của bé cho biết thêm rằng cuối năm học lớp 1, thấy kết quả học tập của con chỉ đứng hạng trung bình, sợ lên lớp 2 sẽ khó khăn hơn nên gia đình đã cho bé đến học thêm tại nhà cô giáo. Trong một lần bé không làm hết bài tập, gặp trời đang mưa và có sấm chớp, cô giáo dọa: “Đứa nào học ngu thì sẽ bị sét đánh cho chết”. Từ đó, bé sợ sấm sét và hay hỏi mẹ: “Sét đánh chết đứa nào học ngu hả mẹ?”.
 
Bé Linh (6 tuổi, học sinh lớp 1) thì ngay đầu năm học mới đã không muốn đến trường, thậm chí năn nỉ mẹ cho nghỉ học đi bán vé số (trước đây mẹ hay nói vui là không chịu đi học thì cho đi bán vé số). Khi đưa bé tới cổng trường, mẹ lén đứng xem thì thấy bé cứ ôm cặp sách ra gốc cây ngồi khóc. Hỏi kỹ mới biết bé bị cô phạt đánh 3 roi vì tội làm rách khăn trải bàn, mặc dù bé khăng khăng là không hề làm điều ấy. Mẹ của bé vào hỏi cô giáo có đúng là thấy bé làm rách khăn trải bàn không thì cô giáo ngượng nghịu: “Không thấy. Tại nó đứng gần nhất nên nghi?”.
 
Các em đến trường hay ở nhà đều phải được yêu thương và tôn trọng. Thế nhưng, nhiều bậc cha mẹ và thầy cô giáo lại áp dụng những hình thức trừng phạt, xúc phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Nhiều người tuy hiểu trừng phạt hay xúc phạm là không tốt nhưng do không kiềm chế được bức xúc nên vẫn chọn các giải pháp phản sư phạm mà không nghĩ rằng điều đó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ mà còn làm giảm chất lượng giáo dục và gia tăng tỉ lệ học sinh bỏ học.
 
Nếu các bậc phụ huynh và thầy cô giáo thử một lần đến khoa điều trị tâm lý của các bệnh viện để thấy các bệnh nhi phải vất vả điều trị và di chứng thế nào thì hẳn sẽ kiềm chế hơn, chứ không chọn những cách dạy dỗ phản giáo dục như đã làm.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo