xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đào tạo thiếu nữ: Ôm đồm, phi thực tế

Nhóm Phóng viên

“Quá sức tưởng tượng của tôi!” - bà Hồ Thị Tuyết Tơ, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn - TPHCM, thốt lên như vậy khi xem qua chương trình Đào tạo thiếu nữ của Bước Chân Việt

Báo NLĐ ngày 23-11 đăng bài “Mượn đầu heo”... đào tạo thiếu nữ!, phản ánh cơ sở ngoại ngữ Bước Chân Việt (BCV) đã khoác vỏ bọc “trung tâm văn hóa - ngôn ngữ” để phối hợp cùng một trung tâm khác tổ chức chương trình Đào tạo thiếu nữ - Lady of vision (LOV) hoành tráng.

Cùng ngày, ông Đoàn Lưu Hùng Minh, Hiệu trưởng cơ sở ngoại ngữ BCV, lấy danh nghĩa giám đốc Công ty TNHH Tư vấn - Đào tạo BCV, gởi công văn đến Báo NLĐ và các cơ quan liên quan giải thích thêm về chương trình này.


Theo ông Minh, LOV là chương trình phi lợi nhuận; chi phí từ tài trợ của các nhãn hàng. LOV chỉ là chương trình bổ trợ, không phải đào tạo nghề và mang tính xã hội nhằm cung cấp cho các bạn trẻ những kỹ năng mềm, có tri thức cần thiết để có thể tự tin, bản lĩnh hơn trong tương lai...


Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, nhiều nhà chuyên môn đã khẳng định LOV là một chương trình ôm đồm, phi thực tế.


“Quá sức tưởng tượng của tôi!” - bà Hồ Thị Tuyết Tơ, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3 – TPHCM, thốt lên như vậy khi xem qua chương trình LOV.

Bà Tơ nhận xét: “Đơn vị tổ chức đã khảo sát 100 nữ tuổi từ 20-27, là sinh viên, nhân viên văn phòng, nhân viên siêu thị, sau đó đưa ra chương trình LOV cho thiếu nữ từ 13-16 tuổi là không hợp lý. Nhu cầu rèn luyện kỹ năng ở lứa tuổi 20-27 khác với các em nữ 13-16 tuổi. Do đó, không thể xây dựng chương trình đào tạo của các cô gái 20-27 tuổi để áp dụng cho các em nhỏ hơn.

Ở tuổi 13-16, tâm sinh lý, hoàn cảnh của nhiều em cũng khác nhau, do vậy không nên có chương trình đào tạo mà nội dung vượt quá lứa tuổi”.


Bà Phùng Thị Nguyệt Thu, Hiệu phó Trường THPT Mạc Đĩnh Chi – TPHCM, đánh giá: “Chương trình LOV rất hoành tráng! Ở đó, nữ sinh 13-16 tuổi được học các kỹ năng như trang điểm,  tạo dáng, walking, diễn xuất trên sân khấu, trước ống kính, khiêu vũ... Theo tôi, việc được rèn luyện thêm các kỹ năng cho học sinh phổ thông là cần thiết nhưng chỉ nên tập trung vào những thứ cơ bản.

Lứa tuổi 13-16 rất dễ bắt chước và nếu như không được sự quản lý, định hướng tốt của gia đình thì rất dễ có những hành động không tốt. Ở lứa tuổi này, các em không cần phải biết tạo dáng trước ống kính!”. 


Trong khi đó, bà Hoàng Thị Hồng Hải, nguyên trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú – TPHCM, băn khoăn: “Việc đào tạo kỹ năng sống cho học sinh hiện nay là rất cần thiết nhưng LOV khiến tôi băn khoăn. Ngay cái tên chương trình cũng đã khiến tôi đặt câu hỏi tại sao chỉ đào tạo kỹ năng sống cho thiếu nữ tuổi 13-16 mà không cho các em nam; đồng thời nội dung chương trình có phù hợp với nữ sinh tuổi 13-16.

Đào tạo kỹ năng cho học sinh đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài, bền bỉ. Nội dung chương trình phải phù hợp với đối tượng, lứa tuổi, môi trường chứ không phải thấy học sinh thiếu kỹ năng sống mà tổ chức đào tạo. Phải xác định cụ thể rèn luyện cái gì và bắt đầu từ đâu. Cụ thể, các em tuổi 13-16 chỉ cần được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, biết chia sẻ, tự lập...

Mặt khác, nội dung của chương trình phải được thẩm định kỹ trước khi đưa vào đào tạo. LOV có nội dung bao quát nhiều vấn đề nhưng không biết có cơ quan nào duyệt hay chưa”.

Loạn xà ngầu trung tâm, cơ sở, công ty


Trong công văn gửi Báo NLĐ và các cơ quan liên quan vào ngày 23-11, ông Đoàn Lưu Hùng Minh, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn - Đào tạo BCV, thừa nhận đã có sai sót khi sử dụng danh nghĩa cơ sở ngoại ngữ BCV trong một văn bản liên quan đến chương trình LOV, mà lẽ ra phải là danh nghĩa công ty. Tuy nhiên, trong một văn bản khác - cũng ghi rõ đơn vị phối hợp là “Trung tâm BCV” nhưng bên dưới lại đóng dấu cơ sở ngoại ngữ BCV(?)


Chưa hết, cũng tại công văn này, ông Minh đã nhiều lần gọi cơ sở ngoại ngữ BCV là trung tâm và giải thích cụm từ “văn hóa – ngôn ngữ quốc tế” dưới bảng hiệu BCV là vì “lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ của trung tâm hướng nhiều đến văn hóa...”!

Bộ GD-ĐT không hay biết


Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD- ĐT, cho biết những chương trình như LOV đều phải có ý kiến cơ quan quản lý là sở GĐ-ĐT hoặc Bộ GD-ĐT. Nếu chương trình này được triển khai, đơn vị tổ chức hoặc sở GD- ĐT địa phương phải báo cáo Bộ GD-ĐT nhưng đến thời điểm này, vụ chưa nhận được bất kỳ văn bản nào đề xuất tổ chức chương trình LOV tại Hà Nội và TPHCM.


Ông Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên Bộ GD-ĐT, cũng tỏ ra rất ngạc nhiên về nội dung các văn bản liên quan đến chương trình LOV. Theo ông, thông thường những văn bản như vậy sẽ được chuyển đến Vụ Công tác học sinh- sinh viên, song ông chưa từng tiếp nhận văn bản nào có nội dung liên quan đến LOV.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo