xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đào tạo y tế: Thiếu thực hành

Ngọc Dung

Trong khi thế giới đào tạo bác sĩ trong khoảng 12-13 năm với hơn một nửa thời gian để thực hành thì Việt Nam chỉ đào tạo 6 năm rồi “quẳng” cho các bệnh viện

“Tại Nhật Bản, sau 40 năm mới có thêm một trường ĐH được đào tạo bác sĩ dù còn trường đào tạo điều dưỡng, kỹ thuật viên rất nhiều, trong khi ở nước ta cả trường ĐH đa ngành cũng được đào tạo bác sĩ. Chưa kể với nguồn tài chính hiện nay, các trường y chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực y tế ngày 23-9.

Thiếu trầm trọng cả chất và lượng

Theo ông Nguyễn Minh Lợi, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), từ năm 2008 đến nay, số lượng các cơ sở đào tạo trình độ ĐH y khoa tăng nhanh, từ 8 lên 24 trường (tăng 3 lần so với năm 2000), tuy nhiên, trung bình ở Việt Nam chỉ có khoảng 8 bác sĩ/10.000 dân và 2,2 dược sĩ ĐH/10.000 dân. Cùng đó là tình trạng chênh lệch về số lượng, chất lượng và sự phân bố cán bộ y tế giữa các vùng, miền thiếu đồng đều đến nay vẫn là một bài toán khó giải. Thậm chí, một số chuyên ngành như truyền nhiễm, tâm thần, xét nghiệm, y tế dự phòng thiếu bác sĩ cả ở các đơn vị trung ương và địa phương. Sự chênh lệch về chất lượng các dịch vụ y tế giữa các vùng miền đang là vấn đề lớn cần quan tâm khi dịch vụ y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển, đảo còn ở mức độ thấp so với vùng đồng bằng, thành thị. Điều đó dẫn tới chỉ số về sức khỏe của người dân có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền.


Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP HCM trong giờ thực hành. Ảnh: Tấn Thạnh

Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP HCM trong giờ thực hành. Ảnh: Tấn Thạnh

Trao đổi với chuyên gia đến từ các trường ĐH y khoa danh tiếng thế giới như ĐH Harvard (Mỹ), ĐH Hồng Kông… Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ nếu so với mức trung bình của thế giới lần lượt là 20 và 50 bác sĩ/10.000 dân thì rõ ràng Việt Nam đang thiếu nghiêm trọng số lượng lẫn chất lượng cán bộ y tế. Theo Phó Thủ tướng, việc đổi mới công tác đào tạo nhân lực y tế của Việt Nam là một quá trình lâu dài, cần sự chỉ đạo thống nhất của cơ quan quản lý như Bộ GD- ĐT, Bộ Y tế cũng như sự đồng thuận, tham gia tích cực của cả hệ thống đào tạo nhân lực y tế. Tuy vậy, trước hết phải đổi mới đào tạo nhân lực y tế.

Đào tạo cần chuẩn hóa

Đặt vấn đề Việt Nam đang chú trọng đào tạo các chuyên gia nghiên cứu hay các bác sĩ chữa bệnh, GS Lincoln C.Chen, ĐH Harvard (Mỹ), cho rằng điều quan trọng nhất là cần xác định mục tiêu đào tạo y khoa theo hướng nghiên cứu (hàn lâm) hay khám chữa bệnh. “Nếu là định hướng khám chữa bệnh thì cơ sở thực hành cho sinh viên y khoa tại Việt Nam là vấn đề đáng lưu tâm và cần phải được chuẩn hóa về người giảng dạy cũng như khả năng tiếp nhận sinh viên thực hành” - GS Chen chia sẻ.

Cùng quan điểm này, GS-TS Trần Bình Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội, cho rằng chất lượng nhân lực y tế nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa có chuẩn “đầu ra”. “Nhiều nước trên thế giới 6 năm chưa đủ để hành nghề mà bắt buộc đào tạo 12-13 năm, trong đó việc đào tạo thực hành chiếm một nửa thời gian. Còn Việt Nam đang đào tạo bác sĩ 6 năm, sinh viên ra trường được “quẳng” về một bệnh viện để tự xoay xở. Đương nhiên, với kiến thức thuần lý thuyết, chắc chắn bác sĩ đó không làm được mà phải “đi theo đàn anh” để học tập. Và cũng không biết học đến bao giờ mới đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh vì hiện cũng không có chuẩn để “đo” chất lượng bác sĩ” - GS Giang phân tích.

Theo ông Lợi, để chuẩn hóa cán bộ, cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập trong khối ASEAN và các nước trên thế giới, Việt Nam đã ký thỏa thuận khung công nhận lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN về các lĩnh vực y khoa, nha khoa và điều dưỡng, đòi hỏi các nước phải công bố chuẩn năng lực cơ bản cho từng đối tượng và tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề.

Thực trạng đào tạo nhân lực y tế của Việt Nam hiện bộc lộ nhiều bất cập. Các đánh giá nặng lý thuyết mà chưa biết các bác sĩ ra trường có đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh hay không.

Đặc biệt, trong lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề chưa có cơ chế kiểm soát chất lượng khi không thi sát hạch; chứng chỉ cấp một lần được sử dụng vĩnh viễn; cơ chế giám sát đào tạo liên tục kém hiệu quả... “Thời gian tới, Bộ Y tế đề xuất mô hình đào tạo mới, theo đó, bộ sẽ quản lý hệ hành nghề khám chữa bệnh, cấp bằng cử nhân y khoa, chứng chỉ hành nghề… còn Bộ GD-ĐT sẽ quản lý hệ nghiên cứu” - ông Lợi đề xuất.

Chính sách thiếu thu hút

Nghề y được coi là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt, tuy nhiên các quy định hiện nay chưa thể hiện được tính “đặc biệt” trong đào tạo nhân lực y tế. Mức lương của bác sĩ ra trường (6 năm) cũng giống như các ngành khác (4-5 năm). “Các chính sách thu hút nguồn nhân lực làm việc ở các khu vực khó khăn còn chưa đủ mạnh. Điều này dẫn tới chất lượng nhân lực y tế nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo