xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đáu nỗi lo học phí

NHÓM PHÓNG VIÊN

Rất nhiều học sinh bày tỏ nỗi lo lắng về mức học phí tại các trường ĐH, CĐ; trường địa phương được quan tâm khi có mức chi phí phù hợp điều kiện kinh tế gia đình

Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2015 với sự tài trợ của Công ty CP Phân bón Bình Điền và sự đồng hành của các trường ĐH, CĐ đã diễn ra tại Trường THPT Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) vào chiều 14-3. Cái nắng chang chang ở miền quê anh hùng không ngăn nổi sự háo hức, nhiệt tình của hơn 1.200 học sinh từ các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Trường địa phương chiếm ưu thế

Bên cạnh những thắc mắc về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ cũng như cách thức xét tuyển của các trường, câu hỏi của các em tập trung vào việc chọn ngành, chọn trường cụ thể. Đặc biệt, ngay từ những phút đầu, các trường ĐH có cơ sở tại địa phương hoặc ở các tỉnh lân cận như Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi… trở thành phương án chọn lựa ưu tiên của học sinh.

 

Một học sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn                                                                                                 Ảnh: BÍCH VÂN
Một học sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn Ảnh: BÍCH VÂN

 

Em Lê Thị Hoàn Khánh Huyền (lớp 12 B2 Trường THPT Cam Lộ) hỏi: Những ngành nào của ĐH Huế được đào tạo tại Quảng Trị? Trả lời câu hỏi này, TS Trương Quý Tùng, Phó Giám đốc ĐH Huế, cho biết Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị đào tạo các ngành: công nghệ kỹ thuật môi trường, kỹ thuật công trình xây dựng và kỹ thuật điện, điện tử. Ngoài ra, 8 trường ĐH thành viên của ĐH Huế cũng mở nhiều ngành mới tại Phân hiệu Quảng Trị với điểm xét tuyển thấp hơn, tạo thuận lợi cho các thí sinh.

Ngoài ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng cũng được nhiều học sinh đặt câu hỏi. Em Lê Văn Khánh (lớp 12A1  Trường THPT Đông Hà) thắc mắc về các tổ hợp môn thi vào Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng. PGS-TS Lê Văn Huy, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, cho biết trường xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia với các tổ hợp môn: toán - lý - hóa, toán - văn - Anh, toán - lý - Anh.

Trả lời câu hỏi bằng liên thông có giá trị như bằng chính quy không, TS Nguyễn Anh Duy, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ - ĐH Đà Nẵng, cho rằng bằng ĐH liên thông và ĐH chính quy có giá trị như nhau. Tuy nhiên, tốt nghiệp Trường CĐ Công nghệ - ĐH Đà Nẵng, các em hoàn toàn có thể đi làm ngay mà không cần phải học tiếp hệ liên thông.

Một học sinh khác băn khoăn về việc học ngành nào để sau khi tốt nghiệp có thể công tác trong ngành thuế. TS Phạm Sỹ Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Kế toán Quảng Ngãi, cho biết hiện thuế không nằm trong danh mục các ngành đào tạo của các trường ĐH-CĐ. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), ngành thuế được thiết kế như một chuyên ngành, chương trình đào tạo nằm trong ngành tài chính - ngân hàng của các trường. Khi trúng tuyển vào ngành tài chính - ngân hàng, các em có thể đăng ký vào chuyên ngành thuế.

Chọn trường dựa vào… mức học phí

Xuyên suốt buổi tư vấn, mức học phí năm 2015 và chung các năm của nhiều trường ĐH-CĐ trở thành vấn đề “nóng” đối với các học sinh Quảng Trị.

“Học phí các trường công lập tăng mạnh từ năm nay, thông tin này đúng không? Học phí Trường ĐH Duy Tân bao nhiêu?” - Văn Hùng, một thí sinh tự do, hỏi ban tư vấn. Các chuyên gia cho rằng theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường phải công bố 3 công khai trên website: Cơ sở vật chất, học phí, chương trình đào tạo. Do đó, các học sinh có thể xem mức học phí trên website từng trường.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng, cho biết trường đào tạo bằng tín chỉ, mỗi tín chỉ 375.000 đồng, học phí trung bình 1 năm là 13 triệu đồng. “Tuy nhiên, khi chọn trường, ngoài học phí, các em nên cân nhắc các vấn đề chất lượng đào tạo, bề dày truyền thống, độ uy tín, tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp…” - ông Minh nhấn mạnh.

Cùng quan điểm trên, ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Hoa Sen, cho biết dù nằm trong số các trường có mức học phí cao (45-48 triệu đồng/năm) nhưng mỗi năm trường vẫn thu hút hàng ngàn thí sinh. Nguyên nhân, do sinh viên khi vào Trường ĐH Hoa Sen sẽ được học chương trình tiên tiến, tài liệu hầu hết bằng tiếng Anh, chất lượng đào tạo được đánh giá cao, học bổng hấp dẫn... Trong khi đó, theo đại diện Trường CĐ Phương Đông Đà Nẵng, mức học phí của trường đã tính toán để phù hợp với điều kiện kinh tế sinh viên khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

 

Có 2 loại hình thu học phí

Giải thích thêm về vấn đề học phí, ThS Trương Tiến Sĩ - Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM - cho hay đối với trường công lập, có 2 loại hình thu học phí: Tự chủ tài chính và phụ thuộc bao cấp nhà nước. Bắt đầu từ năm 2015, trường tự chủ được thu tối đa 13 triệu đồng/năm trong khi mức học phí các trường được nhà nước bao cấp (có Trường ĐH Ngân hàng TP HCM) chỉ 5,5 triệu đồng/năm.

Bên cạnh các trường thu học phí, năm nay, các trường khối sư phạm vẫn tiếp tục miễn khoản thu này cho sinh viên. PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết mỗi năm, trường dành tới 400 chỉ tiêu cho nhóm ngành này. Sinh viên tốt nghiệp có bằng kỹ sư và chứng chỉ sư phạm...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo