Ông Phạm Văn Đại, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam (quận Cầu Giấy), cho biết trường này bắt đầu thực hiện thí điểm mô hình giáo dục chất lượng cao từ năm 2007. Với học phí 550.000 đồng/tháng, phụ huynh học sinh của trường hoàn toàn yên tâm với chất lượng đào tạo tại trường trong khi nếu cho con du học tại Singapore thì phụ huynh phải trả khoảng 600 USD/tháng.
Sẽ tăng dần học phí
Không có bề dày đào tạo như Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam nhưng nhiều trường tư thục, dân lập hiện nay cũng đưa ra mục tiêu vươn tới chất lượng quốc tế.
Giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy tại Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy - Hà Nội
Ông Nguyễn Văn Hòa, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Cầu Giấy), cho biết hiện tại mức thu của trường này là 2,5 triệu đồng/học sinh/tháng. Dự kiến với việc phát huy mô hình dịch vụ chất lượng cao, nhà trường sẽ đưa dần mức thu từ nay đến năm 2015 lên mức 4 triệu đồng/học sinh/tháng.
Không nhất thiết 90% học sinh khá, giỏi
Dự kiến trong tháng 1-2012, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ làm việc lần cuối với các cơ quan chức năng để định ra mô hình chất lượng cao với từng cấp học từ mầm non tới THPT.
Theo ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, bộ tiêu chí về trường chất lượng cao sẽ gồm 5 tiêu chuẩn và 9 tiêu chí, gồm 42 chỉ số đánh giá. Theo quan điểm của những người soạn thảo bộ tiêu chí này thì tiêu chuẩn cuối cùng là người học và kết quả giáo dục chiếm tới 50% số điểm.
Đầu ra là tiêu chí đánh giá Dưới góc độ một nhà quản lý, ông Nguyễn Hải Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học của Bộ GD-ĐT, cho rằng việc định nghĩa trường chất lượng cao còn nhiều bàn cãi. Tuy nhiên, về cơ bản, trường chất lượng cao phải đạt chuẩn trường học đã được Bộ GD-ĐT ban hành và có những mặt phát triển hơn. Ngoài ra, sản phẩm đầu ra sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá chính đối với trường chất lượng cao bên cạnh hàng loạt tiêu chí đánh giá khác. |
Bình luận (0)