Tệ hơn, có ý kiến còn cho rằng đề làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Điều thú vị là hầu hết những người trả lời báo chí như vậy lại là những người có nhiều năm luyện thi ĐH chứ không phải là học sinh đi thi. Cá nhân tôi cho rằng nhận định này còn mang tính chủ quan, thiếu đi sự thấu đáo về một đề thi phải đảm bảo được hai vai trò: thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH.
Phần đọc hiểu là một phần hay. Đoạn trích lấy từ sách Thiện, Ác và Smartphone - một tác phẩm mới được in trong thời gian gần đây cho thấy sự cập nhật của đề thi. Và rõ ràng, trong thị trường sách tham khảo mênh mông vạn trạng mà chúng ta có thể tìm thấy, chưa có văn bản đọc hiểu nào lấy từ quyển này.
Điểm thứ hai, tôi đánh giá cao sự nhân văn trong cách lựa chọn đoạn trích. Sự thấu cảm là một điều cần thiết trong cuộc sống. Nhưng nó khác với đồng cảm, cảm thông, chia sẻ hay giúp đỡ. Sự phân hóa vẫn nằm ngay ở phần đọc hiểu bởi với đa số người lớn, để hiểu được thấu cảm vẫn còn là một chuyện khó.
Câu 3 trong phần đọc hiểu nếu làm đáp án khéo thì sẽ là một câu hỏi rất hay, để học sinh hiểu rằng, hóa ra, hành vi của sự thấu cảm rất giản đơn, nhưng điều quan trọng là phải xuất phát từ tấm lòng. Tôi cho rằng từ "thấu cảm" là từ chúng ta ít dùng và nó không chỉ mang nghĩa đơn giản là ngược với vô cảm như chúng ta nhận định qua loa. Thấu cảm là dùng tình cảm của mình để hiểu và cảm nhận được vui với niềm vui, buồn với nỗi buồn của người khác. Do đó, đề không hề làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt như một số nhận định. Ngược lại, nó còn cho thấy sự phong phú của tiếng Việt.
Tôi chỉ hơi tiếc phần nghị luận văn học. Giá mà có một nhận định để sự phân hóa cao hơn, và những học sinh có kỹ năng làm bài tốt thì sẽ nhiều cơ hội để thể hiện khả năng của mình hơn.
Nhìn chung, tôi cho rằng học sinh đã quá mệt mỏi với sự đổi mới và phải làm quen với sự đổi mới trong thời gian khá ngắn, với môn văn, tôi luôn hy vọng dễ thở để học sinh không bỡ ngỡ và có thể làm bài tốt, có tâm lý vững vàng cho những môn thi sau.
Đề ngữ văn nhận được sự quan tâm của nhiều giáo viên, học sinh
Bình luận (0)