xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề thi phải phân hóa và bao quát

Hoàng Thu Hiền (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP HCM)

Năm 2015, nhiều đối tượng dự thi (thí sinh hệ bổ túc văn hóa, thí sinh tốt nghiệp năm trước và thí sinh lớp 12 năm nay) nên đề thi phải thể hiện rõ độ phân hóa để các đối tượng khác nhau đều có “cửa” và thang điểm phải có sự phân định hợp lý

Có một vài thông tin chưa chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về thời lượng của các môn thi năm 2015: trắc nghiệm 90 phút, tự luận 180 phút (nhưng cũng có nguồn tin là 120 phút). Quy định về thời lượng của một môn thi phải phụ thuộc tính chất quan trọng của kỳ thi, đặc thù của bộ môn và độ dài ngắn, khó dễ của đề thi cho nên phải đúng tầm và phù hợp.

Làm rõ phạm vi ra đề thi

Thời lượng 90 phút cho một môn thi trắc nghiệm - dù là môn nào vẫn là quá ít, chưa đúng tầm vóc của một môn thi có tính chất quốc gia và có tính chất quyết định đối với vận mệnh của thí sinh (TS). Thời gian quá ngắn, TS sẽ có tâm lý hồi hộp, lo sợ dễ dẫn đến tính toán nhầm, làm bài không minh mẫn. Còn đối với môn tự luận, đặc biệt là môn văn cùng một lúc phải viết ít nhất 2 bài nghị luận. Nếu rút ngắn thời lượng còn 120 phút mà đề thi vẫn như cũ là làm khó TS.

 

Thí sinh xem lại đề thi môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 Ảnh: TẤN THẠNH
Thí sinh xem lại đề thi môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 Ảnh: TẤN THẠNH

 

Một đề thi hay phải tổng hợp được tất cả các kỹ năng của TS khi làm bài; phải bao quát được toàn bộ chương trình chứ không gói gọn trong một vài chương hay vài ba bài; phải đáp ứng được tầm vóc và tính chất của kỳ thi, quá dễ hay quá khó đều bất cập. Năm 2015, Bộ GD-ĐT chủ trương đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Qua thực tế của kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 chỉ có môn văn gói gọn trong chương trình lớp 12 còn lại tất cả các môn: toán, lý, hóa, sinh, sử, địa, ngoại ngữ đều liên quan đến chương trình lớp 10, 11 (chiếm khoảng từ 30% - 40%). Vậy khái niệm “chủ yếu” là ở mức độ nào? Bộ cần có thông báo sớm bằng văn bản để thầy - trò xác định được phạm vi kiến thức nhằm chuẩn bị cho kỳ thi.

Môn văn tránh lối mòn

Ngữ văn là môn thi giành được nhiều sự quan tâm nhất do đặc thù bộ môn. Những người ra đề thi môn văn bị áp lực nhiều của dư luận “làm dâu trăm họ” vốn vẫn gai góc xưa nay. Cấu trúc đề thi môn văn trong kỳ thi tới như thế nào và đề ra dạng nào đang là một sự chờ đợi. Bộ GD-ĐT khẳng định đề thi sẽ giống đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2104. Thực tế, trong những năm vừa qua, đề thi văn quá sâu về chuyên môn. Đề bắt buộc phân tích vài khổ thơ hoặc một chi tiết nhỏ trong truyện. Để đáp ứng đúng yêu cầu của đề và độ dài bài viết, người thi phải viết được 4-5 trang may ra mới đạt điểm trung bình.

Theo tinh thần đổi mới, văn bản đọc hiểu hãy mạnh dạn lấy văn bản ngoài sách giáo khoa; độ dài và độ khó nhiều hơn văn bản trong đề thi năm ngoái và kiểm tra, đánh giá kiến thức của TS ở nhiều phương diện hơn: phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thể loại, cách dùng từ, xác định nội dung, đặt tiêu đề…

Câu hỏi về nghị luận xã hội chắc chắn không thể thiếu vì đây là vấn đề ứng dụng cuộc sống. Đề thi nên ra những vấn đề thực tế gần gũi. Câu về nghị luận văn học ra vấn đề phân tích càng nhỏ càng khó vì nó sẽ rơi vào cảnh “nhai văn nhá chữ”, “chẻ sợi tóc làm tư”. Không phải tác phẩm nào cũng là tuyệt tác là khuôn vàng thước ngọc để TS say đắm tụng ca. Nên chăng ra ở mức độ khái quát những vấn đề cơ bản của tác phẩm và thang điểm cho phần này cũng nên ít hơn để cân bằng với những câu khác.

Thực tế, nhiều bài viết của các nhà văn, nhà thơ bình về tác phẩm thường rất ngắn. Nhưng oái oăm thay, nếu TS cũng viết ngắn như vậy chắc chắn không đạt điểm trung bình. Vì mỗi tác phẩm họ chỉ bình những điểm mình tâm đắc còn cách dạy của chúng ta là phải phân tích hết từ đầu đến cuối hàng chục câu thơ. Đề thi ngoài việc giúp TS thể hiện sự sáng tạo cũng phải vừa tầm, đề thi quá khó sẽ là tiền đề cho việc dạy thêm, học thêm phát triển.

Cấu trúc đề thi sẽ định vị cách học, cách dạy, do đó phải đổi mới nhiều hơn nữa trong khâu ra đề để người học và người dạy không đi theo lối cũ.

 

Đề nghị cấu trúc đề thi môn văn

Cấu trúc thứ nhất (đề thi gồm 2 câu): câu 1 (6 điểm) đọc hiểu văn bản kết hợp với liên hệ thực tế viết thành bài văn nghị luận xã hội; câu 2 (4 điểm) nghị luận văn học.

Cấu trúc thứ hai (đề thi gồm 3 câu): câu 1 (3 điểm) đọc hiểu văn bản; câu 2 (3 điểm) nghị luận xã hội, câu 3 (4 điểm) nghị luận văn học.

Cấu trúc thứ ba (gồm 2 câu): câu 1 (4 điểm) đọc hiểu văn bản; câu 2 (6 điểm) gồm 2 phần - phân tích tác phẩm văn học và từ đó liên hệ thực tế viết thành bài văn nghị luận xã hội, thang điểm 4 điểm và 2 điểm cho 2 phần.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo